Hướng dẫn chăm sóc đôi chân cho người mắc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
02:54 Ngày 08/06/2020
Người mắc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới cần chăm sóc đôi chân như thế nào để hạn chế những cơn đau nhức và nguy cơ lở loét, hoại tử chân? Bài viết là một số lời khuyên hữu ích cho bạn chăm sóc đôi chân của mình.
1. Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không?
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới hiểu một cách đơn giản là những tổn thương tĩnh mạch ở vùng chân dẫn đến người bệnh có triệu chứng đau đớn, khó khăn trong vận động, thậm chí có thể sưng phù chân, lở loét, hoại tử chân.
Hệ thống tĩnh mạch ở vùng chân có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền máu từ chân quay ngược trở lại tim. Dựa vào cấu tạo vùng tĩnh mạch chân mà chia bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thành 2 loại như sau:
- Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới: Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da khiến bệnh có thể nhận biết bằng mắt thường. Khi mắc bệnh sẽ dẫn đến tĩnh mạch nổi to dưới da. Bệnh chủ yếu hình thành do những tổn thương khi tiêm truyền vào tĩnh mạch nên điều trị dễ dàng hơn viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới.
- Viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới: Hệ thống tĩnh mạch sâu nằm ở vùng cơ chân nên khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bệnh hình thành do van tĩnh mạch không thực hiện được chức năng đóng mở như bình thường, dẫn đến đau chân, sưng chân, mỏi chân, chuột rút, sau có thể phù chân, lở loét.
Lở loét chân do viêm tắc tĩnh mạch
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng bệnh về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng vận động chân, lở loét, hoại tử. Thậm chí nếu có cục máu đông xuất hiện trong lòng tĩnh mạch sâu còn gây biến chứng thuyên tắc tĩnh mạch phổi làm tử vong đột ngột.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết viêm tắc tĩnh mạch chi dưới:
- Tĩnh mạch nổi dưới da.
- Đau đớn ở chân.
- Sưng chân, phù chân.
- Chuột rút ở chân.
- Biến dạng về màu sắc và cấu trúc chân.
- Lở loét chân.
Bạn cần đặc biệt lưu ý đến những vết tĩnh mạch nổi lên dưới da bởi càng nhận biết bệnh sớm càng điều trị hiệu quả nhanh chóng. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh chủ yếu là do ít vận động, thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu, người vừa trải qua phẫu thuật chấn thương chân, người cao tuổi… Bệnh có thể xảy ra ở bất kì ai nên bạn không nên chủ quan.
3. Phòng ngừa và chăm sóc người viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
3.1. Chế độ ăn uống cho người viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Người bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới nên chú ý giảm các thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chúng rất có hại có tĩnh mạch. Trong thực đơn nên tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây, rau tươi, ngũ cốc… vừa tốt cho tĩnh mạch vừa giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu.
Nhất là khi bạn đang thừa cân, béo phì cần có chế độ ăn uống nghiêm ngặt để giảm cân sẽ giúp tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn, điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Thay đổi một số thói quen
- Trang phục: Bạn nên sử dụng các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh xa quần áo chật vì chúng sẽ khiến cản trở lưu thông máu, làm bệnh nặng nề hơn.
- Không đi giày cao gót: Bạn sử dụng giày cao gót sẽ khiến tĩnh mạch nổi to hơn do áp lực từ trọng lượng cơ thể ép xuống. Bạn nên dùng giày đế thấp, giày thể tao sẽ tốt nhất cho tĩnh mạch.
- Thay đổi tư thế ngồi: Nếu bạn có công việc phải ngồi lâu nên kê cao chân góc 45 độ để cải thiện hệ tuần hoàn máu ở chân tốt nhất. Bạn không nên ngồi xổm hoặc ngồi vắt chéo chân sẽ khiến chân đau nhiều hơn.
- Vận động nhiều hơn: Bạn vận động chân càng nhiều càng giúp tăng cường lưu thông máu ở tĩnh mạch, giảm đau đớn, khó chịu. Nếu công việc bắt buộc phải đứng hay ngồi lâu bạn nên tham khảo các bài tập cho chân, nghỉ giải lao giữa giờ làm việc để chân khỏe mạnh.
3.3. Tập thể dục thể thao
Điều quan trọng bạn cần làm là luôn nhớ vận động cho đôi chân. Những môn thể thao tốt cho tĩnh mạch chân như bơi lội, đạp xe, đi bộ… nên duy trì thường xuyên để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ tuần hoàn.
3.4. Một số điều cần tránh
Bạn không nên xoa dầu nóng vào vùng chân bị đau, không ngâm nước nóng, không mang vác các vật nặng để giảm áp lực cho đôi chân của mình. Những tác động nhiệt có thể khiến chân của bạn tổn thương nặng nề hơn nên bạn chỉ cần vệ sinh bằng nước mát và lau khô bằng khăn bông là đủ.
Tĩnh mạch linh – Sản phẩm “vàng” cho đôi chân của bạn
Tĩnh mạch linh hỗ trợ trị viêm tắc tĩnh mạch hiệu quả
Tĩnh mạch linh được bào chế 100% từ những thảo dược tự nhiên lành tính của Y học cổ truyền đem lại công dụng:
- Hỗ trợ bồi bổ máu, tăng cường lưu thông máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch hiệu quả.
- Tăng cường sức bền thành mạch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng Tĩnh mạch linh mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê mỏi chân nhờ các thành phần dược liệu: Đan sâm, Xích thược, Đương quy, Hoàng kỳ, Thiên niên kiện, Hoa hòe…. Tĩnh mạch linh hỗ trợ giảm các triệu chứng từ tận gốc bằng cách đẩy nhanh tuần hoàn máu kết hợp với tăng cường sức bền thành mạch.
Sản phẩm được Bộ Y tế công nhận về chất lượng và cho phép ban hành trên thị trường.
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Hướng dẫn chăm sóc đôi chân cho người mắc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Điểm trung bình: 0 / 5
(0 lượt đánh giá)
Bài viết khác:
-
Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi
-
Phương pháp điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến nhất hiện nay
-
Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với bệnh nhân ung thư như thế nào?
-
Nhận biết thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch tránh biến chứng đột tử
-
Top 4 biện pháp hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà
Xem thêm
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức