Điểm danh 11 yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

01:32 Ngày 23/05/2020
Huyết khối tĩnh mạch sâu hiểu đơn giản là những cục máu đông hình thành trong mạch máu gây cản trở lưu thông máu, thậm chí lở loét, hoại tử chân.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
 
Huyết khối tĩnh mạch sâu có tên tiếng Anh là Deep Vein Thrombosis để chỉ cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch, chủ yếu là chi dưới. Tĩnh mạch là những mạch máu đảm nhiệm chức năng luân chuyển máu từ các cơ quan của cơ thể về tim. Tĩnh mạch là bộ phận nằm sâu dưới da. Khi mắc huyết tĩnh mạch sâu người bệnh sẽ cảm nhận thấy các triệu chứng cơ bản như sau:
 
- Đau nhức chân tay.
 
- Xuất hiện các mạch máu nổi ở chân, tay.
 
- Cảm giác chân tay sưng phù.
 
- Cảm thấy nặng chân, nặng tay và rất khó cử động các khớp tay, chân.
 
- Nặng nề hơn người bệnh còn thấy lở loét vùng chân, tay.
huyet-khoi-tinh-mach-sau-1
Khái quát về bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
 
Huyết khối tĩnh mạch sâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động tứ chi của người bệnh. Do vậy, cần phát hiện sớm những dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu để can thiệp kịp thời nhất. 

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

1. Người ít vận động cơ thể

Người lười vận động hoặc người làm các công việc ít phải đi lại, vận động hay vừa mới trải qua các cuộc phẫu thuật đều khiến máu khó lưu thông hơn, tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. 
 
Do vậy, để hạn chế bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn nên dành thời gian tập thể dục thể thao mỗi ngày. Những người có công việc phải ngồi lâu nên nghỉ giữa giờ để đi lại giúp máu lưu thông tốt hơn.

2. Người thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì khiến máu nhiễm mỡ, lưu thông máu giảm rõ rệt. Nhất là những người không kiểm soát được cân nặng còn khiến cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch. Bạn nên kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể thao mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.

3. Yếu tố chiều cao

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đối tượng nam giới cao trên 1m8 và phụ nữ cao trên 1m70 cũng có khả năng bị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn những người khác. Lí do là bởi máu phải đi xa hơn để đến với các bộ phận trong cơ thể, từ đó lượng máu lưu thông cũng kém hơn, tăng nguy cơ gây bệnh.
huyet-khoi-tinh-mach-sau-2
Người càng cao càng dễ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu

4.  Phụ nữ mang thai

Khi mang thai, nồng độ estrogen của chị em cũng ở mức cao hơn bình thường. Yếu tố hormone cũng khiến tăng nguy cơ hình thành cục máu đông nhiều hơn.
 
Ngoài ra, khi thai nhi càng lớn lên thì xương chậu và vùng tĩnh mạch chân ở người mẹ càng chịu nhiều áp lực từ trên xuống, dẫn tới lưu thông máu rất kém. Phụ nữ mang thai thường thấy đau vùng xương chậu, nổi tĩnh mạch chân là do những yếu tố này gây nên, nhất là những ngày cuối chờ sinh. 
 
Bạn nên đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập Yoga cho bà bầu để cải thiện những triệu chứng trên.

5. Yếu tố tuổi tác 

Bất kì độ tuổi nào cũng có thể mắc huyết khối tĩnh mạch sâu nhưng đối với người cao tuổi nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn và tiến triển bệnh nặng nề hơn. Thống kê cho thấy chỉ khoảng 1/10.000 người trong độ tuổi 20 mắc bệnh nhưng từ 70 tuổi trở lên tỉ lệ người mắc đã tăng gấp 5 lần.
Để hạn chế nguy cơ gây bệnh, người cao tuổi nên vận động thường xuyên, ăn uống đầy đủ và khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần.

6.  Người mắc rối loạn nhịp tim

Nhịp tim rối loạn làm hình thành cục máu đông trong buồng tim khiến quá trình bơm máu đi cơ thể bị cản trở. Nếu hình thành huyết khối ở tim thường khó phát hiện ra các triệu chứng và chủ yếu diễn ra đột ngột lên não dẫn đến tử vong.

7.  Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ khiến nồng độ estrogen và progestin trong máu tăng cao gây tác dụng phụ là làm đông máu. Hầu hết các phương pháp tránh thai bằng thuốc đều dẫn đến tình trạng này.
 
8.  Bệnh ung thư
 
Người mắc ung thư buồng trứng, ung thư não, ung thư phổi, thận, dạ dày… đều làm tăng khả năng đông máu. Trong quá trình điều trị ung thư bằng thuốc hay phẫu thuật cũng đều dễ làm hình thành cục máu đông trong máu. Nhất là khi tiêm truyền thuốc cũng tổn thương mạch máu rất nhiều.

9.  Thói quen hút thuốc lá

Người nghiện thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến mạch máu, khiến mạch máu co lại, chít hẹp và tăng khả năng mắc các bệnh lý về tĩnh mạch, mao mạch.

10.  Người vừa trải qua phẫu thuật

Bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện các phẫu thuật hay chấn thương chi dưới dễ làm tổn thương tĩnh mạch và hình thành cục máu đông. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân nên cố gắng vận động nhẹ nhàng càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh.

11.  Yếu tố di truyền

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về những tiền sử gia đình có ai mắc huyết khối tĩnh mạch sâu hay bệnh lý về tĩnh mạch hay chưa. Lí do là bởi nếu người thân của bạn đã mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với cục máu đông trong tĩnh mạch.

Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không?

Tĩnh mạch linh – Mang lại nụ cười trên những bước chân

Sản phẩm Tĩnh mạch linh được bào chế từ thảo dược lành tính của Y học cổ truyền, có tác dụng:
 
- Hỗ trợ tăng cường lưu thông máu.
 
- Tăng cường sức bền thành mạch.
 
- Hỗ trợ giảm nguy cơ và cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch, tăng cường sức đề kháng. 
huyet-khoi-tinh-mach-sau-3
Tĩnh mạch linh giúp hỗ trợ trị huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả
 
Tĩnh mạch linh được chiết xuất từ các thảo dược: Đan sâm, Đương quy, Xích thược, Hoa hòe, Thiên niên kiện, Bạch truật…. Đây đều là những dược liệu quen thuộc của Đông y trong điều trị bệnh lý về mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch.
 
Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng, an toàn với người dùng.
Tags: Điều Trị , Nguyên Nhân , Biến Chứng , Tĩnh mạch
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Điểm danh 11 yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức