Suy giãn tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không?

04:03 Ngày 19/06/2020
Suy giãn tĩnh mạch sâu là tình trạng van tĩnh mạch không đảm nhiệm được vai trò dẫn truyền máu từ các bộ phận quay trở lại tim. Bệnh có thể gây biến chứng lở loét, hoại tử chi nếu không được điều trị kịp thời.
1. Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì?
 
Cấu tạo hệ thống tĩnh mạch của cơ thể bao gồm:
 
- Tĩnh mạch nông nằm ngay bên dưới da.
 
- Tĩnh mạch sâu nằm ở trong cơ, có chứa van tĩnh mạch đóng mở tự động đảm nhiệm vai trò bơm máu quay trở lại tim. 
 
- Tĩnh mạch xiên là bộ phận kết nối tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.
 
Suy giãn tĩnh mạch sâu là căn bệnh hình thành ở tĩnh mạch sâu, khi các van tĩnh mạch không đảm nhiệm được chức năng của nó, làm máu bị ứ đọng vì không luân chuyển được, dẫn đến tĩnh mạch bị áp lực lâu ngày sẽ gây nên suy tĩnh mạch.
suy-gian-tinh-mach-sau-co-nguy-hiem-khong-1
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch sâu

2. Nguyên nhân nào dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu như:
 
- Yếu tố di truyền: Nếu người trong gia đình có tiền sử mắc suy giãn tĩnh mạch sâu thì bạn nên cẩn thận đi khám thường xuyên bởi khả năng di truyền là rất cao.
 
- Do bẩm sinh: Những người có sẵn những khiếm khuyết ở thành tĩnh mạch cũng rất dễ hình thành bệnh. 
 
- Do thói quen đứng hoặc ngồi một chỗ lâu ngày khiến tĩnh mạch chân bị áp lực lớn.
 
- Do viêm tĩnh mạch: Khi các van tĩnh mạch đã sẵn những tổn thương, bị giãn ra hoặc có huyết khối trong thành tĩnh mạch sẽ gây nên bệnh.
 
- Do các yếu tố tác động khác như người béo phì, thừa cân, người hút thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày… đều khiến tăng nguy cơ mắc bệnh.

3. Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch sâu được chia thành 3 cấp độ với những biểu hiện chính như sau:
 
- Cấp độ 1: Hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì rõ ràng. Chủ yếu bệnh nhân nhận thấy đau chân, nhức mỏi chân nhưng nghỉ ngơi sẽ hết.
 
- Cấp độ 2: Bệnh nhân cảm thấy nặng chân, phù chân, chuột rút ở chân, mắt cá chân sưng, các tĩnh mạch nổi dưới chân.
 
- Cấp độ 3: Bệnh nặng nề hơn khiến bạn cảm thấy ngứa, nóng ráy chân, lở loét chân, thậm chí có thể gây hoại tử nếu không được điều trị đúng cách.
suy-gian-tinh-mach-sau-co-nguy-hiem-khong-2
Mô tả các cấp độ suy giãn tĩnh mạch sâu
 
Như vậy, suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn nào cũng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh nặng còn có thể gây hoại tử chân hay các huyết khối trong lòng tĩnh mạch sâu có thể di chuyển lên phổi dẫn đến thuyên tắc động mạch phổi làm tử vong đột ngột.
 
Vì vậy, suy giãn tĩnh mạch chân không thể nói là không nguy hiểm. Bạn nên phát hiện và điều trị bệnh sớm để hạn chế những biến chứng không mong muốn như trên.
 

4. Một số biện pháp cơ bản phòng tránh suy giãn tĩnh mạch sâu

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch sâu:
 
- Thay đổi chế độ ăn uống:
 
Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, rau xanh, hoa quả thay thế cho những thực phẩm nhiều dầu mỡ để máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tổn thương thành tĩnh mạch.
 
- Thay đổi một số thói quen sinh hoạt:
 
Đi giày cao gót sẽ khiến tĩnh mạch chân chịu nhiều áp lực hơn nên bạn có thể thay thế bằng giày thể thao hoặc giày đế thấp. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cũng giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu công việc bắt buộc bạn phải đứng hay ngồi lâu một chỗ thì nên giành thời gian nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu. Bạn có thể thay đổi tư thế ngồi, kê cao chân khoảng 20cm để máu chuyển về tim tốt nhất.
 
- Tập thể dục nhẹ nhàng:
 
Bạn nên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút để cải thiện hệ tuần hoàn máu. Bạn có thể chạy bộ, bơi lội, tập yoga… rất tốt cho tĩnh mạch chân.

5. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch sâu như thế nào?

Hiện nay có một số phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch sâu như sau:
 
- Mang vớ y khoa: Loại tất vớ này thường được đeo vào chân hàng ngày để máu được điều hóa, giảm phù nề ở chân. Tuy nhiên biện pháp này chỉ được coi như phương pháp phối hợp, không điều trị tận gốc được bệnh.
suy-gian-tinh-mach-sau-co-nguy-hiem-khong-3
Vớ y khoa hỗ trợ điều trị bệnh
 
- Dùng thuốc chống đông: Các loại thuốc chống đông thường được dùng lâu dài khi phát hiện trong tĩnh mạch có huyết khối sâu. Các loại thuốc này phải được dùng đúng liều lượng và thời gian quy định bởi chúng gây tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường.
 
- Phương pháp chích xơ: Đây là biện pháp dùng thuốc chích vào lòng tĩnh mạch để hóa lỏng các cục máu đông nhưng chỉ được dùng cho những trường hợp giãn tĩnh mạch nhỏ.
 
- Phẫu thuật: Bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn, nối tĩnh mạch… Phương pháp này cũng để lại nhiều tác dụng phụ và thường được kết hợp dùng thuốc chống đông.
 
- Điều trị bằng thảo dược Đông y: Đây là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất, không gây tác dụng phụ cho người dùng. Y học cổ truyền ứng dụng rất nhiều thảo dược quý giúp tăng cường sức bền thành mạch, thúc đẩy hệ tuần hoàn máu, làm tan các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Dùng thảo dược tự nhiên là chữa bệnh tận gốc từ huyết mạch, giúp cơ thể được bồi bổ máu huyết, hỗ trợ tuần hoàn máu và tăng cường sức đề kháng tự nhiên. 

Tĩnh mạch linh – Ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu bằng thảo dược

suy-gian-tinh-mach-sau-co-nguy-hiem-khong-4

Tĩnh mạch linh hỗ trợ trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Tĩnh mạch linh ứng dụng những quan điểm trị bệnh của Y học cổ truyền. Sản phẩm được bào chế 100% từ những dược liệu thiên nhiên như:
 
- Đan sâm, Xích thược, Hoa hòe, Hoàng kỳ, Đương quy: Những vị thuốc quý trong bồi bổ máu huyết, thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch.
 
- Thiên niên kiện: Vị thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì, sưng phù.
 
Tĩnh mạch linh được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng và cho phép ban hành trên toàn quốc.
 
 
Tags: Tĩnh mạch , Giãn tĩnh mạch chân , Suy giãn tĩnh mạch , Suy tĩnh mạch sâu
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Suy giãn tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức