Áp dụng 4 bài thuốc Đông y trị khỏi ngay viêm tắc tĩnh mạch chi
Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch chi theo Y học cổ truyền
Đông y cho rằng mạch lạc bị tắc nghẽn, khí huyết không lưu thông sẽ dẫn đến tích tụ lâu ngày thoát ra ngoài cơ nhục dẫn đến đau đớn chi, sau dần hoại tử vì không được nuôi dưỡng bằng máu huyết.
Quan điểm của Y học cổ truyền là khi mắc bệnh những ngón tay, ngón chân sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên do vùng chi này ở xa, luân chuyển máu kém nhất. Ban đầu bạn sẽ nhận thấy những cơn đau thường xuyên chủ yếu ở đầu ngón tay, chân, sau đau sẽ lan rộng lên phía trên. Nếu không được điều trị, ngón tay, chân trở nên tím tái rồi chuyển sang màu đen, thậm chí hoại tử.
Đông y cho rằng bạn càng phát hiện bệnh sớm điều trị càng nhanh khỏi vì vậy những triệu chứng đau, khó cử động ở tay chân cần phải đặc biệt chú ý.
Các giai đoạn bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi theo Y học cổ truyền
Đông y chia viêm tắc tĩnh mạch chi thành 3 giai đoạn với các triệu chứng điển hình như sau:
- Giai đoạn 1: Khí huyết không được luân chuyển, máu huyết trì trệ không đến được các cơ quan khiến ngón tay, ngón chân có triệu chứng tê như kiến bò, châm chích không yên. Sau đó đau và tê nhức sẽ lan rộng đến bàn tay, chân lên cẳng tay, chân.
- Giai đoạn 2: Khí huyết ứ trệ, mạch máu không thông khiến tay chân chuyển sang máu tím đỏ, rồi tím đen, đau nhức cường độ cao.
- Giai đoạn 3: Hàn tà xâm nhập, uất kết hóa hỏa độc khiến cơ nhục bị thương tổn, tay chân có biểu hiện sưng to, đau và vỡ ra chảy mủ, máu, thậm chí hoại tử, rụng đốt xương nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm tắc tĩnh mạch chi giai đoạn 3 gây lở loét
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi theo Đông y
Đông y cho rằng nguyên nhân cụ thể của bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi là do thể hư hàn, khí trệ huyết ứ, thể nhiệt độc thịnh và khí huyết lưỡng hư với các triệu chứng nhận biết như sau:
- Do thể hư hàn: Người bệnh có biểu hiện mặt xanh tái, người mỏi mệt, luôn sợ lạnh, tay chân lạnh cóng, đau đớn, tê như có kiến cắn. Người bệnh khi được chườm nóng cảm thấy rất dễ chịu. Tay chân người bệnh luôn cảm giác như rất nặng nề, đau mỏi, đại tiển lỏng, lưỡi rêu trắng, mạch trầm trì.
- Do khí trệ huyết ứ: Người bệnh có dấu hiệu da mặt sạm đi, tinh thần kém, mệt mỏi, dễ cáu gắt, chân tay tím lạnh, da khô, lưỡi rêu đỏ, mạch trầm tế.
- Do thể nhiệt độc thịnh: Bệnh nhân sắc mặt khô sạm, người khó chịu, tai khó nghe, tay chân thâm tím, sưng lên, đau và xuất hiện vết ngoại tử, chảy máu và mủ. Người bệnh mạch tế sác, lưỡi rêu vàng.
Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà Đông y có các bài thuốc điều trị khác nhau.
Bài thuốc trị viêm tắc tĩnh mạch chi theo Y học cổ truyền
1. Bài thuốc trị bệnh hư hàn
- Pháp trị: Sử dụng bài thuốc ôn kinh, hoạt huyết, thông lạc.
- Bài thuốc Thực Tỳ Ẩm gia giảm:
Bạch truật 15g Phục linh 15g
Mộc qua 12g Hậu phác 12g
Thảo đậu khấu 12g Đại phúc bì 15g
Mộc hương 15g Phụ tử (chế) 12g
Can khương 10g Cam thảo 6g
Sinh khương 10g Đại táo 3 quả
- Cách dùng: Đem sắc thuốc mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
2. Bài thuốc trị Khí trệ huyết ứ
- Pháp trị: Hoạt huyết, giải uất hành khí
- Bài thuốc Hoạt huyết khứ ứ phiến:
Lưu ký nô 45g Đương quy 30g
Xích thược 30g Khương hoạt 30g
Đào nhân 30g Hồng hoa 24g
Xuyên sơn giáp 24g Thổ nguyên 24g
Công đinh hương 15g Đại hoàng (sống) 15g
Vô danh dị (chế) 60g Mộc hương 18g
- Cách dùng: Đem tán nguyễn, vo thành viên nhỏ khoảng 0,3g. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên.
3. Bài thuốc trị Thể nhiệt độc thịnh
- Pháp trị: Dùng bài thuốc thanh nhiệt giải độc cơ thể, hoạt huyết thông kinh.
- Bài thuốc Thanh vịnh thang:
Tê giác 2 - 4g Huyền sâm 12g
Mạch đông 10 - 12g Đơn sâm 8 - 12g
Hoàng liên 6 - 8g Sinh địa 20g
Trúc diệp tâm 4 - 6g Liên kiều 6 - 10g
Kim ngân hoa 12 - 16g
- Cách dùng: Bạn đem tán tê giác thành bột mịn. Còn tất các vị thuốc khác cho vào sắc thuốc uống chung với bột tê giác, chia làm 3 lần/ ngày.
4. Bài thuốc trị Thể khí huyết lưỡng hư
- Pháp trị: Sử dụng bài thuốc bổ huyết dưỡng khí giúp hoạt huyết thông kinh.
- Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm:
Bạch chỉ 9g Nhục quế 9g
Địa long 12g Đương quy 12g
Đan sâm 15g Xuyên khung 9g
Bạch thược 15g Đẳng sâm 15g
Hoàng kỳ 30g.
- Cách dùng: Đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
- Thuốc bôi: Sử dụng Long cốt, Hoàn đơn, Đương quy, Độc hoạt, Khương hoạt mỗi vị 60g đun lên lấy thuốc bôi vào các vết lở loét.
Tĩnh mạch linh – Sản phẩm hỗ trợ trị viêm tắc tĩnh mạch chi bằng thảo dược
Tĩnh mạch linh - Sản phẩm hỗ trợ trị viêm tắc tĩnh mạch chi hiệu quả
Thành phần của Tĩnh mạch linh bao gồm các thảo dược quen thuộc trong bài thuốc gia truyền trị viêm tắc tĩnh mạch chi của Y học cổ truyền như: Đan sâm, Xích thược, Hoàng kỳ, Đương quy, Hoa hòe… đều là những vị thuốc đem lại hiệu quả cao trong việc bồi bổ máu huyết, tăng cường cải thiện chức năng tuần hoàn máu của cơ thể.
Tĩnh mạch linh còn gia giảm thêm vị thuốc Thiên niên kiện – thảo dược hàng đầu trong trị tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng đau nhức, tê tứ chi của bệnh.
Tĩnh mạch linh được bào chế dưới dạng viên nang mềm bằng công nghệ hiện đại, đem lại hiệu quả hỗ trợ trị bệnh các bệnh lý về tĩnh mạch và an toàn với người dùng.
-
Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi
-
Phương pháp điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến nhất hiện nay
-
Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với bệnh nhân ung thư như thế nào?
-
Nhận biết thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch tránh biến chứng đột tử
-
Top 4 biện pháp hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức