Những điều cần biết về siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh

03:42 Ngày 28/09/2021
Căn bệnh nam khoa phổ biến nhất là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bệnh hình thành do tĩnh mạch tinh giãn bất thường, dẫn đến máu trào ngược vào trong dẫn đến tinh hoàn bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ vô sinh. Siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh là cách chính xác nhất để phát hiện bệnh. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về kĩ thuật siêu âm và chẩn đoán bệnh.

Bài viết liên quan:

Có nên tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh tại nhà không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây rối loạn cương dương không?

Tìm hiểu chung về kĩ thuật siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh nguyên phát thường do không có van tĩnh mạch tinh bẩm sinh hoặc van tĩnh mạch suy yếu khiến máu ứ đọng bên trong lâu ngày.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thứ phát thường do tĩnh mạch bị chèn ép bởi các cơ quan khác, đa phần xuất phát từ các bệnh lý u thận, hội chứng Nutcracker… khiến tăng áp lực đến tĩnh mạch tinh làm ứ đọng máu và suy giãn.

Hầu hết các bệnh nhân đi thăm khám khi bệnh ở cấp độ nặng, có các biểu hiện đau, nặng bìu, sưng, biến dạng một bên tinh hoàn. Phương pháp siêu âm được đánh giá khá đơn giản, kĩ thuật không phức tạp nhưng có độ chính xác cao. Phương pháp này cần thực hiện bởi máy móc, đầu dò hiện đại và bác sĩ có chuyên môn thực hiện.

Riêng kĩ thuật siêu âm sau khi thực hiện phẫu thuật nội mạch (phương pháp làm tắc tĩnh mạch bằng Coil hoặc xơ hóa tĩnh mạch) hoặc mổ nội soi, mổ hở để điều trị suy giãn tĩnh mạch thừng tinh cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, giúp khắc phục những biến chứng sau phẫu thuật kịp thời.

siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh

Kĩ thuật siêu âm không chỉ dùng để chẩn đoán mà còn giúp hỗ trợ phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh thành công 

Tiêu chuẩn chẩn đoán qua hình ảnh siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý nam khoa “khó nói” nên bệnh nhân có tâm lý e ngại, thường đi thăm khám khi khó thụ thai hoặc có các biểu hiện đau nhiều, sưng phồng bìu, biến dạng bìu, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương…. Trước khi thực hiện siêu âm, bác sĩ thường khám lâm sàng thấy các biểu hiện:

- Có khối búi giun ở vùng bìu (đa phần là ở bên trái).

- Đau nhiều ở vùng tinh hoàn.

- Tinh hoàn bị bệnh teo nhỏ hơn bên tinh hoàn còn lại.

Khi thăm khám kết hợp với đầu dò mạch máu, bệnh nhân cần thực hiện trong tư thế đứng và nằm. Nếu bác sĩ nghi ngờ giãn tĩnh mạch thừng tinh do bệnh lý ở ổ bụng cần chú ý thăm khám vùng tiểu khung cần kết hợp kiểm tra ổ bụng và khung chậu kĩ.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh qua hình ảnh siêu âm Doppler màu cần có 2 tiêu chuẩn:

- Phát hiện ít nhất 1 tĩnh mạch có đường kính từ 2mm trở lên.

- Thực hiện nghiệm pháp Valsalva có lưu hồi khối tĩnh mạch.

Ngoài ra những biểu hiện như tinh hoàn teo nhỏ, giãn tĩnh mạch chi dưới, giãn tĩnh mạch chậu, giãn tĩnh mạch thận trái, khối u bất thường… sẽ được phát hiện qua kĩ thuật siêu âm này.

siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh

Bác sĩ dùng thiết bị siêu âm tinh hoàn 

Nghiệm pháp Valsalva cần thực hiện hít thở sâu, hoặc ho mạnh để tăng áp lực ổ bụng và tĩnh mạch, sau đó bác sĩ sẽ tiếp tục đo sự thay đổi áp lực khi dòng máu trào ngược vào tĩnh mạch. 

Thông qua hình ảnh siêu âm Doppler màu sẽ phát hiện các cấp độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh như:

- Độ 1: Chưa thấy tĩnh mạch thừng tinh giãn nhưng có dòng trào ngược trong lòng tĩnh mạch khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

- Độ 2: Phát hiện tĩnh mạch nổi ở phần cực của tinh hoàn và có dòng trào ngược trong tĩnh mạch tinh khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

- Độ 3: Khi nằm ngửa chưa thấy tĩnh mạch tinh giãn, nhưng khi đứng thấy giãn tĩnh mạch và dòng trào ngược trong tĩnh mạch ở cực dưới của tinh hoàn khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

- Độ 4: Phát hiện giãn tĩnh mạch trong khi nằm và có dòng trào ngược khi thực hiện nghiệm pháp.

- Độ 5: Phát hiện giãn tĩnh mạch khi nằm và có dòng trào ngược ngay cả khi không thực hiện nghiệm pháp.

siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hình ảnh siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh 

Chẩn đoán phân biệt qua hình ảnh siêu âm mạch máu

Khi tiến hành siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ cần đặc biệt chú ý để phân biệt với các bệnh lý ở vùng bìu như: nang thừng tinh, tràn dịch tinh hoàn, xoắn thừng tinh, u bướu ở máu và bệnh lý vùng tiểu khung.

Muốn xác định nguyên nhân bác sĩ cũng cần xem xét có khối u đi kèm hay không, có điều bất thường ở vùng tiểu khung và vùng bẹn không. Khi thực hiện siêu âm thấy có vách ngăn của khối lỏng cần chú ý đến các khối nang hoặc tràn dịch tinh mạc.

Kĩ thuật siêu âm chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh có độ chính xác cao. Nếu người bệnh lựa chọn điều trị bằng phương pháp mổ nội soi hay mổ hở cũng cần khám siêu âm trước để chẩn đoán và hỗ trợ mổ.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tăng nhiệt độ ở vùng bìu, khiến số lượng và chất lượng tinh trùng giảm nhanh chóng, tăng số lượng tinh trùng dị dạng, dẫn đến tăng nguy cơ vô sinh nam. Vì vậy, tầm soát siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh là việc làm cần thiết để chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị thích hợp.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 5/5
Những điều cần biết về siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh
Điểm trung bình: 5.0 / 5 (1 lượt đánh giá)
Tin tức