Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây rối loạn cương dương không?
1. Nam giới độ tuổi nào dễ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là căn bệnh hình thành khi tình trạng tĩnh mạch bị suy yếu hoặc mất van tĩnh mạch. Bệnh lý này khiến máu không thể lưu thông, ứ đọng ở tinh hoàn. Lâu ngày sẽ khiến tĩnh mạch bị giãn nở, phình to, ngoằn ngoèo làm biến dạng tinh hoàn. Ngoài ra, nhiệt độ tinh hoàn tăng cũng dẫn đến suy giảm chức năng sinh tinh, rối loạn cương dương, vô sinh nam.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 15-17% nam giới trưởng thành mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh. Trong đó, 90% xảy ra ở tinh hoàn trái và 10% là ở cả hai bên. Giãn tĩnh mạch thừng tinh hiếm khi xuất hiện trước tuổi dậy thì. Căn bệnh này gây suy giảm chức năng sinh sản của nam giới, trong đó khoảng 15-25% trường hợp vô sinh nam nguyên phát và từ 75-81% vô sinh nam thứ phát gây ra do mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
2. Vì sao giãn tĩnh mạch thừng tinh gây rối loạn cương dương?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh được phân thành 2 giai đoạn bệnh lý:
- Giai đoạn sớm: Hầu hết bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng. Nhiều trường hợp đi khám vì khó có con, sau đó phát hiện nguyên nhân do giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Giai đoạn muộn: Bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng cảm thấy nặng, đau tức, khó chịu ở tinh hoàn. Thậm chí bệnh nặng còn có thể thấy đám rối tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo dưới da.
Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân đi thăm khám rất muộn bởi khi xuất hiện các triệu chứng đau đớn, khó chịu mới tới khám làm quá trình điều trị khó khăn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể biến chứng gây nên:
- Teo tinh hoàn: Hệ quả ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh, giảm sản xuất tinh trùng.
- Suy giảm chức năng tình dục: Bệnh khiến giảm hormone sinh dục nam làm suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, dương vật không cương cứng, xuất tinh sớm,...
- Chất lượng tinh trùng suy giảm: Số lượng tinh dịch có thể bị giảm, loãng, tỷ lệ chết nhiều,...dẫn đến nguy cơ vô sinh cao.
Rối loạn cương dương và tình trạng dương vật không đủ khả năng hoặc khó duy trì sự cương cứng đủ để quan hệ. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm lưu lượng máu hoặc rối lại dây thần kinh dương vật xuất phát từ giãn tĩnh mạch thừng tinh. Ngoài ra bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng khiến suy giảm nội tiết nam do ảnh hưởng đến tinh hoàn gây nên bệnh.
3. Các biện pháp chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Chẩn đoán lâm sàng:
Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên việc quan sát tinh hoàn và đánh giá các cấp độ bệnh lý thông qua các phương pháp như:
+ Độ 0: Khó nhận biết qua dấu hiệu lâm sàng, chỉ xác định được thông qua siêu âm cần chụp mạch máu.
+ Độ 1: Khi làm nghiệm pháp Valsava sờ nắn thấy búi tĩnh mạch bị giãn.
+ Độ 2: Bệnh nhân trong tư thế đứng thẳng sờ nắn thấy búi tĩnh mạch.
+Độ 3: Bệnh nhân trong tư thế đứng thẳng nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn.
+Độ 4: Bác sĩ nhận thấy thấy búi tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo dưới da bìu dù người bệnh ở tư thế đứng hay đang nằm.
- Một số phương pháp khác:
+ Siêu âm Doppler màu: Thông qua kết quả siêu âm, tĩnh mạch tinh dưới 2mm là bình thường, khi đám rối tĩnh mạch có đường kính >2,5mm thì được chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh.
+ Siêu âm kết hợp chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT): Xét nghiệm này giúp bác sĩ loại trừ các trường hợp giãn tĩnh mạch tinh thứ phát do các khối u sau phúc mạc hay ở tiểu khung chèn ép.
+ Tinh dịch đồ: Thường được chỉ định trong những trường hợp vô sinh để đánh giá biến chứng của giãn tĩnh mạch thừng tinh đối với chức năng sinh sản nam giới.
4. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
4.1. Điều trị theo Tây y hiện đại
Điều trị theo Y học hiện đại cần căn cứ vào mức độ bệnh lý. Nếu mắc bệnh nhẹ chỉ cần dùng thuốc để ngăn sự tiến triển của bệnh. Nhưng từ độ 3 trở đi cần phải tiến hành phẫu thuật mổ để tăng cường khả năng sinh sản.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý các phương pháp phẫu thuật mổ nội soi, mổ phanh hay mổ nút mạch đều có nhiều khuyết điểm và dễ gây tái phát giãn tĩnh mạch thừng tinh.
4.2. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm Y học cổ truyền
Đông y cho rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh thuộc dạng bệnh lý Âm nang huyết thũng và Hoàng sán. Cụ thể: âm nang là phần bìu giữa hai tinh hoàn, huyết thũng là tình trạng bìu dái sưng phù và máu ứ đọng, không thông; Hoàng sán là hiện tượng hai bên hoặc 1 bên tinh hoàn sưng to, đau nhức hoặc sưng cứng lên nhưng không đau, bệnh nặng hơn khi thần kinh căng thẳng quá độ.
Lí giải nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh, Đông y cho rằng do hàn thấp và thấp nhiệt xâm nhập làm máu huyết không lưu thông được từ tinh hoàn về thận, dẫn đến giãn tĩnh mạch. Ngoài ra người có tiền sử té ngã do tổn thương cũng gây xuất huyết phần bìu dẫn đến bệnh. Vì vậy quan điểm điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh theo Đông y là chú trọng hoạt huyết, hành huyết, tán ứ để máu lưu thông kết hợp tăng cường sức bền thành mạch.
Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Tĩnh mạch linh chiết xuất hoàn toàn từ những dược liệu tự nhiên đảm bảo quan điểm điều trị của Y học cổ truyền. Tĩnh mạch linh còn kế thừa bài thuốc cổ Ngọc Bình Phong tán với các vị thuốc Hoàng kỳ giúp ích khí, kết hợp với Phòng phong và Bạch truật làm cho phần biểu vững mạnh, vệ khí tăng cường khiến ngoại tà không xâm nhập được. Thành phần của Tĩnh mạch linh còn gia giảm thêm các dược liệu: Đan sâm, Xích thược, Hoàng kỳ, Đương quy, Hoa hòe, Thiên niên kiện… vừa giúp bổ máu, hỗ trợ lưu thông máu vừa bảo vệ thành mạch.
Tĩnh mạch linh đem tin vui cho người giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bên cạnh việc dùng Tĩnh mạch linh, bạn cũng cần kết hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày như không dùng các chất kích thích, bia rượu, ăn uống tăng cường hoa quả, rau xanh, hạn chế đồ chiên rán, không tắm nước quá nóng, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát... để bệnh mau chóng khỏi.
Dưới đây là video của bạn Đức (26 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh và hiệu quả của sản phẩm Tĩnh Mạch Linh:
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức