Suy tĩnh mạch sâu: Bí quyết chăm sóc cho đôi chân nhanh khỏe
Bí quyết chăm sóc và cải thiện các triệu chứng suy tĩnh mạch sâu
Suy tĩnh mạch sâu khiến người bệnh mệt mỏi, đi lại, làm việc kém. Dưới đây là những cách chăm sóc cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh:
- Giảm đau tức, tê chân, nặng chân: Nên massage chân, hạn chế vận động nặng nhọc, không mang vác các vật nặng, gác chân lên cao khi ngủ để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
- Giảm triệu chứng sưng, phù nề, chuột rút vào ban đêm: Nên nghỉ ngơi tại chỗ, kê gối cao tạo thành góc 45 độ để đẩy máu dồn về tim.
- Bị viêm da, chàm da, ngứa da: Không nên gãi làm tổn thương da chân, nên vệ sinh chân sạch sẽ hàng ngày hoặc dùng thuốc bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mạch máu.
Suy van tĩnh mạch sâu: Chú ý trong sinh hoạt hàng ngày
- Thói quen sinh hoạt tốt cho đôi chân: Không đứng lâu, ngồi nhiều, không ngồi bắt chéo chân.
- Thói quen làm việc: Nên có thời gian giải lao, vận động cơ thể để tăng cường lưu thông máu, tránh mang vác các vật nặng làm tăng áp lực đến tĩnh mạch chân.
Tăng cường các bài tập lưu thông máu
Chăm sóc bệnh nhân suy van tĩnh mạch sâu có bệnh lý nền
Người mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, thừa cân đều có nguy cơ cao bị suy van tĩnh mạch. Người bệnh cần chú ý:
- Sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ để không bị tương tác với các loại thuốc đang điều trị bệnh lý nền, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
- Riêng bệnh nhân đái tháo đường cần được chăm sóc đôi chân khỏe kĩ lưỡng, phát hiện sớm các vết loét để điều trị ngay, không nên để lâu có thể biến chứng thành hoại tử.
- Giảm cân để giảm áp lực chèn ép đến tĩnh mạch chân.
Chăm sóc bà bầu mắc suy tĩnh mạch sâu
Chỉ nên áp dụng thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, tránh tăng cân quá nhanh khi mang thai để giảm áp lực đến thành mạch. Không sử dụng bất kì loại thuốc nào tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi.
Chăm sóc người mắc suy tĩnh mạch sâu bị bội nhiễm
Người mắc suy tĩnh mạch sâu có các vết loét dưới da, hoặc các biểu hiện bội nhiễm như da chuyển sang màu đỏ, nâu, ngứa, khô nóng, sưng phù, tiết dịch mùi hôi cần chú ý:
- Vệ sinh vùng chân bị bệnh để ngăn chặn nhiễm trùng, hoại tử.
- Dùng băng ép để đẩy máu lưu thông tốt hơn.
- Trường hợp có bội nhiễm cần cắt lọc vùng da bị tổn thương, sau đó có thể chiếu plasma để vết thương mau lành.
- Dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn hoại tử.
Suy giãn tĩnh mạch sâu có nên dùng vớ y khoa?
Tất, vớ y khoa giúp giảm áp lực đến hệ thống tĩnh mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu từ chân lên đến tim.
Vớ y khoa được xem là biện pháp phối hợp, áp dụng cho người mắc suy giãn tĩnh mạch nhẹ. Trên thị trường có rất nhiều loại vớ y khoa như: vớ dài hoặc vớ ngắn cùng với các áp suất khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn lựa chọn loại vớ phù hợp để giảm bớt triệu chứng của suy tĩnh mạch sâu, phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch.
Để tăng hiệu quả của vớ tĩnh mạch, trung bình cứ 6 tháng cần đổi vớ 1 lần để lựa chọn size phù hợp nhất. Khi chọn vớ cũng nên chọn chất liệu vớ mềm mại để tránh kích ứng vùng da bệnh.
Chăm sóc người bệnh suy tĩnh mạch sâu đang dùng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y chữa suy tĩnh mạch sâu cần chú ý chỉ dùng đúng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc, cũng không tự ý dùng quá liều lượng.
- Nếu có dấu hiệu nóng chân, sưng đỏ, viêm tắc tĩnh mạch: Sử dụng thuốc kháng viêm.
- Có cục máu đông trong thành mạch: Dùng thuốc chống đông máu.
- Có dấu hiệu viêm loét tĩnh mạch: Cần kết hợp dùng thuốc và chăm sóc vết loét để tránh tổn thương lan rộng.
Khi dùng thuốc cần theo dõi các tác dụng phụ (nếu có) và kịp thời báo với bác sĩ để được tư vấn, nhất là khi uống thuốc chống đông máu (có thể gây xuất huyết, nguy hiểm đến tính mạng).
Chăm sóc bệnh nhân chữa suy tĩnh mạch sâu bằng biện pháp tiêm xơ
Sau khi thực hiện tiêm xơ tĩnh mạch, cần chú ý:
- Quan sát và phát hiện sớm hiện tượng tụ máu ở vị trí tiêm xơ, có thể áp dụng chườm ấm để giảm các vết tụ máu.
- Có biến chứng viêm tĩnh mạch hoặc viêm quanh tĩnh mạch do quá liều thuốc không?. Nếu có cần báo ngay với bác sĩ để thực hiện kiểm tra sinh hiệu ở vùng viêm da.
- Có biểu hiện rối loạn sắc tố da, hoại tử da, viêm mô dưới da không?. Nếu có cần giữ vệ sinh vùng chi bệnh, tránh để nhiễm trùng lan rộng.
- Thực hiện đeo vớ áp lực đến đùi, cấp độ 2 để cải thiện các triệu chứng.
Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân suy tĩnh mạch sâu điều trị can thiệp bằng sóng cao tần radio và tia laser
Sau khi tiến hành thủ thuật, bệnh nhân có thể tự đi lại, sau đó theo dõi thêm khoảng 3 – 4 tiếng, nếu khỏe mạnh có thể xuất viện.
Khi về nhà, bệnh nhân cần chú ý gác chân lên cao khi ngủ, kết hợp đeo tất, vớ tĩnh mạch trong 72 giờ đầu tiên. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý không vận động mạnh ít nhất trong 1 tuần. Nếu phát hiện thấy các triệu chứng: sưng tĩnh mạch, viêm đỏ quanh tĩnh mạch chân, hoặc cảm thấy mệt mỏi, khó thở, tức ngực… cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Chăm sóc bệnh nhân suy tĩnh mạch sâu đã thực hiện phẫu thuật
Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần được băng bó vết mổ bằng băng gạc vô khuẩn kết hợp mang vớ tĩnh mạch để kích thích lưu thông máu, giảm sưng và đau liên tục trong 72h đầu.
Ngoài ra, sau khi thực hiện phẫu thuật bệnh nhân cũng cần chú ý:
Không nên lái xe đường dài hoặc ngay lập tức trở lại công việc.
- Không uống rượu bia, dùng chất kích thích.
- Không vận động thể lực nặng nhọc như bê vác vật nặng, chơi đá bóng, điền kinh….
- Nên nghỉ ngơi nhiều, có thể tập vật lí trị liệu tại chỗ.
- Có thể tự vận động nhẹ nhàng sau khoảng 6 tiếng phẫu thuật.
- Không ngồi trong bồn tắm lâu vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu ở vết mổ.
- Gác chân cao lên khoảng 15 – 30 phút trước khi đi ngủ.
- Có thể vệ sinh vết mổ bằng nước muối sinh lý hoặc cắt chỉ sau 7 ngày.
Lưu ý một vài biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật:
- Phù nề, thâm tím vết mổ
- Hiện tượng đau dọc tĩnh mạch hoặc viêm đỏ: Nên chườm nóng vào các vết thương.
- Chảy máu ở vết chỉ may: Cần đặt miếng gạc lên, nâng chân cao hơn tim.
Nếu thấy chảy máu, đau dọc tĩnh mạch, viêm đỏ, uống thuốc giảm đau không hết, sốt cao trên 38 độ C, phù chân… cần báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Dự phòng suy tĩnh mạch sâu cho đối tượng có nguy cơ cao
- Về chế độ ăn uống:
+ Bổ sung vitamin, chất xơ, rau củ quả… để tránh táo bón.
+ Giảm cân nếu đang thừa cân.
+ Uống đủ nước.
+ Tăng cường thực phẩm chứa Rutin, Flavonoid như: sung, bông cải xanh, lúa mạch, việt quất….
+ Tăng cường thực phẩm chống viêm, giảm sưng, giúp loại bỏ suy giãn tĩnh mạch như: súp lơ, rau cải xanh, bí ngô, đu đủ, hạt dẻ….
+ Bổ sung thực phẩm giàu Kali như: cá hồi, sữa tươi, các loại đậu, ngũ cốc, gạo lứt….
+ Không nên ăn thực phẩm nhiều đường, muối, mỡ động vật….
Chế độ ăn uống khoa học
- Về chế độ sinh hoạt:
+ Giảm cân nếu đang bị thừa cân để giảm áp lực đến tĩnh mạch.
+ Hạn chế bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn.
+ Không nên mặc quần áo chật chội, bó sát ở chân, hông.
+ Chọn giày dép đế thấp, mềm, vừa chân.
+ Khi ngủ nên kê cao chân góc 30 – 45 độ để đẩy máu về tim.
+ Tránh các tư thế như ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân ảnh hưởng đến lưu thông máu.
+ Tăng cường đi bộ, vận động chân bằng các bài tập nhón chân, nhấc chân lên cao mỗi ngày để máu huyết lưu thông kém hơn.
+ Tránh mang vác các vật nặng để giảm áp lực đến chân.
+ Cẩn trọng khi dùng thuốc tránh thai.
Suy tĩnh mạch sâu là bệnh lý nên được thăm khám và điều trị sớm để giảm tối đa nguy cơ lở loét, hoại tử chi. Người bệnh cũng cần chú ý ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ máu huyết lưu thông hiệu quả hơn.
-
Bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên chi dưới: Biến chứng thiếu máu chi dưới gây cắt cụt chi
-
Vì sao bệnh động mạch chi dưới gây thiếu máu chi dưới?
-
Mối quan hệ giữa thiếu máu chi dưới và đau cách hồi
-
Thiếu máu mạn tính chi dưới: Tỷ lệ cắt cụt chi gia tăng
-
Suy van tĩnh mạch sâu hai chi dưới nhận biết sớm, chữa kịp thời
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức