Mối quan hệ giữa thiếu máu chi dưới và đau cách hồi

09:03 Ngày 07/10/2023
Đau cách hồi là cơn đau xảy ra ở chân, thường xuất hiện khi đang đi lại, làm việc. Thiếu máu chi dưới là một trong những căn bệnh điển hình dẫn đến đau cách hồi. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa thiếu máu chi dưới và triệu chứng đau cách hồi, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Biểu hiện của triệu chứng đau cách hồi

Đau cách hồi là một trạng thái không thoải mái hoặc đau đớn trong chân khi bạn di chuyển và thường biến mất khi bạn nghỉ ngơi. Ngoài đau cách hồi, người bệnh còn cảm nhận thấy sự bó chặt, nặng nề, đau mỏi ở hai chân. Cơn đau cách hồi sẽ xuất hiện khi bạn hoạt động. Leo cầu thang, lên dốc hoặc vận động nặng sẽ khiến đau nhiều hơn.

Triệu chứng đau cách hồi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như:

- Không bắt được mạch máu khi thăm khám.

- Xuất hiện vết loét khó lành.

- Màu sắc da ở chi bị tổn thương.

- Có biểu hiện hoại tử đầu chi.

Khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán mức độ đau cách hồi thông qua thời gian đau bao xa, vị trí đau ở đâu, đau có cải thiện khi nâng chân lên cao hay không. Vị trí cơn đau có thể chẩn đoán mức độ bệnh như sau:

- Đau cách hồi ở hông và mông: Thường liên quan đến tổn thương động mạch tầng chủ chậu.

- Đau cách hồi ở đùi thường liên quan đến tổn thương động mạch tầng chủ chậu và  đùi.

- Đau cách hồi ở bắp chân thường do tổn thương động mạch đùi nông hoặc tổn thương động mạch khoeo.

- Đau cách hồi ở bàn chân thường có nguồn gốc từ tổn thương động mạch tầng cẳng chân.

Triệu chứng đau cách hồi xuất hiện thường là dấu hiệu thiếu máu chi dưới hình thành do xơ vữa động mạch. Một số yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, tăng nồng độ cholesterol trong máu, cao huyết áp, thừa cân béo phì, bệnh tim mạch,….

Mối quan hệ giữa thiếu máu chi dưới và đau cách hồi

Vị trí cơn đau cách hồi 

Chẩn đoán thiếu máu chi dưới cần làm xét nghiệm nào?

Khi kiểm tra tổn thương chi dưới cần kết hợp xem xét thương tổn ở vùng mạch máu khác như:

- Mạch cảnh: Bệnh nhân có thể trải qua triệu chứng như liệt vận động, thất ngôn, hoặc rối loạn cảm giác.

- Mạch thận: Thường đi kèm với tăng huyết áp bất thường và có thể nghe thấy tiếng thổi tại vị trí của động mạch thận.

- Mạch chủ bụng: Trong quá trình kiểm tra bụng, có thể phát hiện khối phình và nghe thấy tiếng thổi dọc theo đường đi của động mạch chủ bụng.

- Mạch vành: Bệnh nhân có thể trải qua triệu chứng như đau thắt ngực và khó thở.

- Mạch dưới đòn: Thực hiện đo huyết áp ở cả hai tay và bắt mạch ở cả hai chi.

Chẩn đoán phân biệt thiếu máu chi dưới bao gồm:

- Thực hiện đo chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay (ABI), trong đó giá trị ABI từ ≤ 0,9: Chẩn đoán thiếu máu chi dưới, <0,5: Thiếu máu chi dưới nặng, có biểu hiện cắt cụt chi. Tuy nhiên, ABI còn nhiều hạn chế nên cần phải kết hợp chẩn đoán dựa trên một số xét nghiệm khác.

- Đo chỉ số ngón chân – cánh tay (TBI) giúp đánh giá tình trạng tưới máu của chi, đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hoặc suy thận mạn vì mạch máu nhỏ ở ngón chân thường không bị vôi hóa nội mạc. TBI đặc biệt hữu ích khi chỉ số ABI vượt quá 1,4. Áp lực tại ngón chân cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá tình trạng tưới máu ở bàn chân, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân có mạch máu cứng, tuy nhiên, nó không được sử dụng để chẩn đoán vị trí hẹp tắc mạch máu.

- Siêu âm 2D: Giúp xác định bản chất và đặc điểm của tổn thương như xơ vữa, huyết khối, hoặc viêm mạch. Đồng thời, siêu âm 2D còn giúp đo đạc mức độ hẹp hoặc tắc thông qua các chỉ số về diện tích hoặc bán kính.

- Siêu âm doppler màu: Giúp theo dõi dòng máu trong mạch máu và xác định mức độ hẹp hoặc tắc của chúng qua việc phân tích tín hiệu, hình thái, và tốc độ dòng máu. Tại vùng hẹp trong động mạch, phổ Doppler màu thường trở nên sáng hơn, với tín hiệu khảm màu xuất hiện tại nơi hẹp nhất. Đây thể hiện tăng tốc độ của dòng máu (dòng máu rối). Hoặc trong trường hợp tắc hoàn toàn, không có tín hiệu Doppler màu ghi nhận được.

- Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CLVT): Cho phép xây dựng hình ảnh 3D của tổn thương và toàn bộ hệ thống mạch máu, cung cấp thông tin về vị trí, kích thước và mức độ tổn thương. Thông tin này rất hữu ích để hướng dẫn quá trình can thiệp thông qua da và đánh giá tổn thương trong trường hợp có stent, xơ vữa nặng, hoặc đánh giá động mạch nhỏ.

- Chụp cộng hưởng từ mạch máu: Cho phép xác định vị trí, kích thước và mức độ tổn thương bằng cách tạo hình ảnh nội mạc mạch máu và lòng mạch một cách chi tiết. Ngoài ra, MRI mạch máu cũng cung cấp khả năng đánh giá tình trạng của các cấu trúc mô mềm xung quanh.

- Chụp mạch máu qua da số hóa xóa nền (DSA): Giúp xác định chính xác loại tổn thương, hình thái, vị trí và mức độ tổn thương mạch máu. Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp muốn can thiệp bệnh lý động mạch hoặc tĩnh mạch dựa trên thông tin lâm sàng và các phương pháp hình ảnh không xâm lấn, như nong bóng, đặt stent, bít coil, bít dù, đặt lưới lọc...

Chữa thiếu máu chi dưới như thế nào?

1. Điều trị những yếu tố nguy cơ gây

Với những bệnh nhân mắc đái tháo đường, cao huyết áp, thừa cân cần phải kết hợp dùng thuốc điều trị với bỏ hút thuốc, tập thể dục và kiểm soát cân nặng.

Mối quan hệ giữa thiếu máu chi dưới và đau cách hồi

Phương pháp điều trị thiếu máu chi dưới cấp tính

2. Liệu pháp luyện tập

Muốn điều trị đau cách hồi do thiếu máu chi dưới, bác sĩ sẽ kết hợp kế hoạch luyện tập cá nhân hóa cho bạn, bao gồm loại hình luyện tập, cường độ, thời gian, và tần suất. Kế hoạch này hướng dẫn về luyện tập cho đau cách hồi đề xuất bao gồm việc đi bộ ít nhất một giờ hoặc hơn, ít nhất 3 lần mỗi tuần, trong vòng ít nhất 3 đến 6 tháng. Tập luyện cần được giám sát bởi chuyên viên y tế.

3. Dùng thuốc

Bác sĩ có thể tiến hành việc kê đơn thuốc như cilostazol (Pletal), có khả năng giúp bạn tăng thời gian đi bộ mà không gặp khó chịu hoặc đau đớn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc này có thể không hiệu quả nếu bạn có một số bệnh tim. Quyết định về việc sử dụng loại thuốc này hoặc thay thế khác sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc statins để kiểm soát mức cholesterol trong máu, thuốc điều chỉnh huyết áp, và/hoặc thuốc điều trị tiểu đường, tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn.

Ngoài ra, với người mắc thiếu máu chi dưới cũng cần có thuốc chống đông máu hoặc phẫu thuật để cải thiện lưu thông máu ở chân.

Bài viết đã làm rõ mối quan hệ giữa thiếu máu chi dưới và những cơn đau cách hồi. Nếu bạn đang nhận thấy triệu chứng đau, tê chân, mệt mỏi khi vận động, hãy đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn.

Tags: Huyết khối tĩnh mạch , Điều trị huyết khối tĩnh mạch , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Mối quan hệ giữa thiếu máu chi dưới và đau cách hồi
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức