Mối liên hệ giữa huyết khối tĩnh mạch và thai kì ở nữ giới
Bài viết liên quan:
Điểm danh 11 yếu tố nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch sâu
Biện pháp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả nhất
Vì sao phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc huyết khối tĩnh mạch?
Huyết khối tĩnh mạch (Venous ThromboEmbolism- tên viết tắt là VTE), bao gồm thuyên tắc phổi (Pulmonary Embolism- viết tắt là PE) và huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep Venous Thrombosis- viết tắt DVT). Căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là ở các nước phát triển.
Ở cơ thể nữ giới, hormone khiến chị em có biểu hiện tăng đông máu trong thai kì. Những chị em có tiền sử di truyền, gia đình đã có người mắc huyết khối tĩnh mạch thì nguy cơ này càng tăng cao.
Nghiên cứu ghi nhận, huyết khối tĩnh mạch gây tử vong cho phụ nữ mang thai nhiều nhất ở Anh, sau đó đến Ireland và Hoa Kỳ. Nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch tăng theo tuổi thai, trong đó cao gấp 2 lần khi mang thai 3 tháng đầu, và gấp 9 lần khi mang thai 3 tháng cuối, thậm chí tăng đến 80 lần ở giai đoạn sau sinh 6 tuần.
Chị em sinh mổ cũng có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch cao gấp 5 lần so với sinh thường. Những chị em có tiền sử thiếu hụt protein S, protein C và antithrombin III mang OR cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, chị em ứng dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản như kích trứng sẽ dẫn đến nồng độ estradiol tăng cao, kích hoạt đông máu quá mức quy định. Ngoài ra, điều trị bằng phương pháp hormone, tăng estrogen cũng khiến chị em dễ bị huyết khối tĩnh mạch ở khu vực tay. Chị em thụ tinh trong ống nghiệm cũng cần phải đặc biệt chú ý đến căn bệnh nguy hiểm này.
Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch trong thai kì như thế nào?
Chị em khi mang thai cần phải đặc biệt chú ý đến các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch như:
- Tĩnh mạch chân nổi lên ngoằn ngoèo.
- Phù chân.
- Khó thở, ho ra máu.
- Vận động chân khó khăn, đau nhức bắp chân, bắp đùi.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các tiêu chuẩn chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch thường dùng như: tiêu chuẩn Wells, điểm số Geneva sửa đổi và SimpliRED D-dimer không nên áp dụng cho phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do trong thai kì, cơ thể của người mẹ sẽ có phản ứng tiêu sợi huyết, tăng hoạt động của thrombin, cùng với các triệu chứng tiền sản giật, bong nhau non.... khiến các tiêu chuẩn trên không còn chính xác.
Biện pháp thực hiện siêu âm Duplex tĩnh mạch được đánh giá là an toàn và khá chuẩn xác với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các vị trí mạch đùi chậu thường gây khó khăn cho kĩ thuật siêu âm. Vì vậy, chỉ định cho chị em là bắt buộc phải siêu âm liên tục trong 7 ngày.
Nếu chị em có biểu hiện ho, khó thở là những triệu chứng của thuyên tắc phổi cần phải được tiến hành chụp CTPA, chụp V/Q (pulmonary scintigraphy -V/Q scan) và chụp cộng hưởng từ mạch máu ngực (chest Magnetic Resonance Angiography-MRA). Phương pháp này chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết để tránh biến chứng tử vong đột ngột bởi chúng có thể dẫn đến bức xạ ảnh hưởng đến trí tuệ và hệ thần kinh của thai nhi.
Bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch sâu khi mang thai
Điều trị huyết khối tĩnh mạch cho phụ nữ mang thai như thế nào?
Y học hiện đại cho rằng chị em cần được sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như:
- Dùng thuốc kháng đông:
Thuốc kháng đông thường dùng hiện nay là kháng vitamin K (VKAs) có khả năng đi qua nhau thai. Tuy nhiên, dùng thuốc cần cẩn trọng có thể gây xuất huyết ở thai và dị tật thai nhi trong 3 tháng giữa. Ngoài ra, thuốc NOAC chống đông bị cấm không dùng cho phụ nữ mang thai.
Loại thuốc kháng đông được nghiên cứu ít gây biến chứng nhất trong thai kì là: LMWH và UFH, giúp giảm tỉ lệ tử vong và tái phát. Phương pháp nào an toàn nhất, ít gây biến chứng đến thai nhi nhất được khuyến khích sử dụng.
Nếu điều trị bằng UFH và LMWH cần thực hiện phương pháp tiêm truyền tĩnh mạch, điều chỉnh theo đúng liều lượng quy định.
Với sản phụ sắp sinh, nên giảm liều lượng thuốc kháng đông để ngăn chặn biến chứng khi sinh nở. Nguyên nhân là do điều trị kháng đông có thể khiến làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh. Khi sinh nên kết hợp phương pháp tiêm oxytocin để giảm mất máu.
Sau sinh cần tiếp tục thực hiện điều trị thêm khoảng 6 tuần – 3 tháng để dự phòng tái phát.
- Lưới lọc TM chủ dưới (IVC filter):
Bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch chống chỉ định dùng thuốc kháng đông nên cân nhắc dùng lưới lọc. Đặt lưới lọc nên dùng màn soi huỳnh quang để loại bỏ phơi nhiễm bức xạ. Lưới lọc TM thường được đặt vào tĩnh mạch chủ dưới, rất ít ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ.
Các loại lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới phổ biến nhất
- Điều trị nâng cao:
Một số phương pháp như tiêu sợi huyết, lấy huyết khối qua catheter nên xem xét có nên áp dụng cho bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch đang mang thai. Áp dụng phương pháp này cần phải tiến hành đo huyết áp để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Biện pháp này chủ yếu thực hiện cho những chị em có biến chứng thuyên tắc phổi nguy hiểm.
- Điều trị qua catheter - CDT:
Đây là phương pháp tiếp cận qua da, không cần phẫu thuật để đưa thuốc vào mạch máu. Biện pháp này đem lại hiệu quả loại bỏ cục máu đông và ít gây biến chứng đến thai kì. Tuy nhiên khuyến cáo không áp dụng cho những chị em mang thai 3 tháng đầu, chỉ áp dụng cho bệnh nhân nặng đe dọa tính mạng hoặc phải đối mặt với khả năng cắt cụt chi mà không thể điều trị nội khoa.
- Tiêu sợi huyết toàn thân:
Tiêu sợi huyết toàn thân (áp dụng alteplase và tenecteplase ) mang lại hiệu quả phân hủy phân tử fibrin. Loại thuốc này giúp cải thiện nhanh chóng lưu lượng máu, không gây rối loạn đông máu ở thai nhi.
- Một số điều trị nâng cao khác:
Bác sĩ có thể cân nhắc biện pháp hút huyết khối, khoan cắt huyết khối, phân mảnh huyết khối qua catheter... nếu bệnh nhân không cải thiện sau khi điều trị tiêu sợi huyết.
Như vậy, huyết khối tĩnh mạch có thể là nguyên nhân gây tử vong trong thai kì. Điều trị huyết khối tĩnh mạch cho phụ nữ mang thai là phương pháp khó khăn, cần phải được tiếp cận phối hợp chuyên môn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức về huyết khối tĩnh mạch và thai kì. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mẹ bầu nên chú ý tăng cân theo khuyến cáo, tránh béo phì, thừa cân, vận động cơ thể nhẹ nhàng khi mang thai, ăn uống lành mạnh, kê cao chân khi ngủ... sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
-
Bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên chi dưới: Biến chứng thiếu máu chi dưới gây cắt cụt chi
-
Vì sao bệnh động mạch chi dưới gây thiếu máu chi dưới?
-
Mối quan hệ giữa thiếu máu chi dưới và đau cách hồi
-
Thiếu máu mạn tính chi dưới: Tỷ lệ cắt cụt chi gia tăng
-
Suy tĩnh mạch sâu: Bí quyết chăm sóc cho đôi chân nhanh khỏe
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức