Top 4 sai lầm thường gặp khi dùng vớ trị suy giãn tĩnh mạch

02:53 Ngày 29/10/2021
Rất nhiều bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch được bác sĩ tư vấn dùng thêm vớ tĩnh mạch. Tuy nhiên, không ít người còn thiếu kiến thức sử dụng vớ tĩnh mạch khiến điều trị bệnh không hiệu quả. Dưới đây là những sai lầm điển hình nhất khi dùng vớ.

Bài viết liên quan: 

Giãn tĩnh mạch mạng nhện nên ăn gì?

Tổng hợp 6 phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện phổ biến nhất 

Giãn tĩnh mạch mạng nhện: Căn bệnh có thể điều trị tại nhà

Hiệu quả của vớ trị suy giãn tĩnh mạch

Vớ y khoa được thiết kế để tăng áp lực cho mạch máu ở chân. Vớ tĩnh mạch có cơ chế hoạt động tương tự như máy bơm để kích thích bơm máu về tim. Loại vớ này giúp tĩnh mạch lưu thông máu tốt hơn, ngăn chặn ứ đọng máu, giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

Hoạt động của vớ y khoa sẽ giúp bóp chặt chân bị bệnh, làm cho máu đẩy về tim tốt hơn. Tuy nhiên, sử dụng vớ y khoa thường chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị, không thể điều trị triệt để bệnh.

Để vớ tĩnh mạch hoạt động hiệu quả, bạn nên loại bỏ một số sai lầm thường gặp dưới đây.

sai lầm khi dùng vớ trị suy giãn tĩnh mạch

3 loại vớ tĩnh mạch phổ biến nhất 

4 sai lầm khi dùng vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch

1. Kéo vớ lên mà không cuộn trước

Bạn không nên dùng hết sức mình để kéo vớ lên như sử dụng các loại bít tất thông thường. Nếu bạn không cuộn trước sẽ khiến vớ bị giãn ra, lực co ở cẳng chân bị giảm, làm vớ mất đi tác dụng tạo áp lực đến thành mạch.

Cuộn vớ trước khi kéo vớ sẽ giúp bạn mang vớ từ từ, vớ được vuốt dần lên cao, không bị gấp, giúp lôi vớ lên tận cao, giúp máu ứ đọng ở tĩnh mạch được đưa về tim, làm tuần hoàn máu tốt hơn.

2. Gấp mép vớ tĩnh mạch phía trên xuống

Rất nhiều người dùng vớ tĩnh mạch có thói quen hoặc không để ý phần mép trên của vớ tĩnh mạch bị gập xuống. Phần mép trên của vớ sẽ giúp áp lực tĩnh mạch tăng lên gấp đôi, giúp máu quay về tim nhanh hơn. Nếu phần mép trên bị ứ lại sẽ khiến động mạch ngoại biên tắc nghẽn, tuần hoàn máu ứ trệ, phù chân, nặng chân, làm gia tăng các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, mép trên bị gập xuống còn khiến vận động hạn chế hơn, khiến bạn đeo vớ cảm thấy khó chịu. Bạn nên lựa chọn loại vớ đúng size chân và phù hợp với tình hình bệnh để tránh giảm hiệu quả trị bệnh.

sai lầm khi dùng vớ trị suy giãn tĩnh mạch

Không gấp mép vớ tĩnh mạch để vớ không bị trùng 

3. Mang thêm vớ thường bên ngoài vớ tĩnh mạch

Khi đeo thêm vớ bên ngoài vớ tĩnh mạch sẽ khiến vớ y khoa sẽ làm giảm tác dụng của vớ tĩnh mạch, khiến cho tuần hoàn máu quay về tim bị ứ đọng.

Nếu bạn cảm thấy lạnh khi đã mang vớ nên chọn loại vớ tĩnh mạch có chất liệu dày dặn hơn. Nếu màu sắc vớ tĩnh mạch bạn đang dùng không phù hợp với trang phục, bạn có thể chọn màu vớ khác hợp hơn thay vì dùng vớ khác bọc bên ngoài.

4. Đeo vớ tĩnh mạch vào ban đêm

Mang vớ tĩnh mạch giúp hỗ trợ lưu thông máu quay ngược về tim, có tác dụng tốt nhất khi bạn đang trong tư thế ngồi hoặc đứng lâu. Khi nằm ngủ, máu huyết vẫn được lưu thông, nên sử dụng vớ tĩnh mạch vào thời điểm này là điều không nên, nhất là với các bệnh nhân có cục huyết khối trong lòng mạch sẽ khiến chúng di chuyển đến động mạch phổi, làm tăng nguy cơ khó thở, đột tử. 

Bạn chỉ nên đeo vớ liên tục vào ban ngày, không dùng vào ban đêm. Đi ngủ bạn dùng gối kê cao chân sẽ giúp tuần hoàn máu tốt, đẩy máu quay về tim hiệu quả.

Dùng vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, lựa chọn size phù hợp với kích cỡ chân và mức độ suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên vận động chân, ăn nhiều rau xanh, hoa quả rất tốt cho tĩnh mạch.

 

Tags: Nguyên Nhân , Suy giãn tĩnh mạch , Bệnh lý tĩnh mạch nông
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Top 4 sai lầm thường gặp khi dùng vớ trị suy giãn tĩnh mạch
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức