Hướng dẫn bảo vệ đôi chân trong mùa lạnh
Đôi chân phản ánh sức khỏe của bạn
Y học cổ truyền cho rằng bàn chân là nơi thể hiện tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt là các cơ quan nội tạng như: tim, gan, phổi, dạ dày, ruột. Lí do bàn chân biểu hiện các cơ quan tạng phủ bởi đây là nơi kết nối các đường “huyết” đi qua các cơ quan.
Bàn chân cũng là nơi xuất phát của dây thần kinh hông to. Đây là loại dây thần kinh dài và to nhất của cơ thể. Dây thần kinh này có vai trò quan trọng chi phối các hoạt động cơ thể, đặc biệt là phần chi dưới. Nó xuất phát từ chân và đi ngược lên não bộ để thực hiện kết nối thần kinh.
Vì vậy, chỉ cần bàn chân bị nhiễm lạnh sẽ khiến cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, bàn chân nằm cách xa tim nên máu di chuyển đến chân cũng chậm hơn. Thời tiết lạnh tác động càng khiến mạch máu co lại, bàn chân dễ bị thương tổn. Đặc biệt, đây là bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đất lạnh nên dễ bị nhiễm lạnh gây nên các bệnh lý như: cước chân, viêm khớp, thấp khớp… Do đó, nếu bạn muốn cơ thể khỏe mạnh hãy biết cách giữ ấm và chăm sóc đôi chân.
Một số bệnh lý đôi chân thường gặp trong mùa lạnh
Dưới đây là một số biểu hiện tổn thương chân rất nhiều người phải đối mặt khi thời tiết chuyển lạnh:
- Khô da, nứt nẻ chân: Đây là tình trạng thường gặp khi thời tiết hanh khô. Nhất là với những người uống nước không đủ, da chân thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài lạnh và khô càng dễ bị khô và nứt nẻ. Cấu tạo bàn chân rất ít lớp mỡ dưới da nên dễ gây nứt nẻ, chảy máu gây khó chịu. Thậm chí, các vết nứt này có thể bén rất sâu gây đau nhức, khó cử động. Nếu không biết cách chăm sóc các vết nứt có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Chân khô nứt nẻ trong mùa lạnh
- Thấp khớp cấp: Bệnh này còn được gọi là bệnh viêm khớp cấp tính chủ yếu xauast hiện vào mùa lạnh. Người bệnh có dấu hiệu cổ chân sưng to, nóng đỏ. Nặng nề hơn cổ chân có thể phù nề, màu đỏ căng mọng gây đau nhức, khó cử động, ngay cả việc gập chân cũng trở lên rất khó khăn. Viêm khớp thường xảy ra ở 1 bên chân nhưng đặc biệt là 1 chân khỏi thì chân kia sẽ bị bệnh nên rất khó chịu.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Đây là căn bệnh thường diễn ra ở khu vực bàn tay trước, sau đó lan rộng ra bàn chân. Người bệnh thường có biểu hiện chân tay cứng khớp buổi sáng không cử động được. Bệnh thường gây tổn thương ở khớp các ngón tay, chân gây đau, khó vận động.
- Cước chân: Đây là tình trạng bàn chân bị nứt nẻ, viêm loét, thậm chí có thể hoại tử. Bạn sẽ nhận thấy chân đột nhiên ngứa, đỏ, rồi sưng lên, tím và đau nhức. Cước chân không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy, đau mà còn có thể dẫn đến tháo bỏ khớp ngón chân nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây nên bệnh này là do chân bị nhiễm lạnh, mạch máu co thắt đột ngột dẫn đến viêm khớp hoại tử. Các đầu ngòn chân là nơi dễ bị cước nhất.
Xem thêm: Ngăn ngừa biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu gây tử vong đột ngột
Hướng dẫn chăm sóc đôi chân mùa lạnh
Muốn bảo vệ đôi chân và nâng cao sức khỏe bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
- Luôn giữ ấm cho đôi chân:
Cách đơn giản nhất để giữ ấm cho đôi chân mùa lạnh là đi bít tất chân. Nhất là đối với trẻ em, người già và phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu cần đặc biệt chú ý đi tất chân đầy đủ để tránh nhiễm lạnh. Bạn nên chọn loại tất len dễ cử động, chiều cao tất quá cổ chân. Nhất là với trẻ em khi đêm lạnh có thể kết hợp bôi dầu tràm vào lòng bàn chân sau đó đi tất để bé tránh bị ho. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tối đa để chân tiếp xúc với nước lạnh hoặc các chất tẩy rửa hoặc tiếp xúc với nước lạnh.
- Tẩy da chết cho đôi chân:
Vùng da ở chân thường ít được chăm sóc nên sẽ xuất hiện nhiều vết chai sạn, nút nẻ. Bạn hãy tiến hành tẩy da chết cho chân thường xuyên. Bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như chanh, muối để tẩy da chết, sau đó bôi kem dưỡng ẩm để da chân mềm mại.
- Massage giúp lưu thông máu:
Kinh nghiệm quý báu dành cho bạn là dù đôi chân đang rất lạnh cũng không nên trực tiếp hơ chân vào bếp sưởi hoặc dùng túi chườm quá nóng để làm ấm chân ngay lập tức. Thay vào đó bạn có thể dùng tay xoa bóp chân để máu lưu thông tốt hơn và chân sẽ ấm dần lên.
Massage cho đôi chân khỏe mạnh
Bí quyết là bạn nên dùng tay nắn sâu theo chiều chảy của tĩnh mạch, kết hợp xoa và ấn nhẹ nhàng từ ngón chân đến gót chân. Đặc biệt là các vùng hõm lòng bàn chân và mắt cá chân nên nhấn mạnh hơn, sau đó vòng lên vùng cẳng chân. Massage đúng cách rất có lợi cho sức khỏe, giúp máu huyết lưu thông cho đôi chân mềm mại.
- Ngâm chân trước khi đi ngủ:
Bạn hãy dành thói quen tốt cho sức khỏe là ngâm chân bằng nước ấm pha muối, gừng ít nhất 15 phút trước khi đi ngủ. Nước ấm sẽ làm giãn nở các mạch máu, giúp ngăn ngừa viêm khớp và cước chân. Nếu bạn muốn chân được thư giãn cao độ có thể sử dụng các loại tinh dầu, quế, sả… đều rất phù hợp.
- Dùng kem giữ ẩm:
Để hạn chế tình trạng nứt nẻ chân bạn nên bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên. Nếu chăm chỉ bạn nên bôi kem dưỡng ẩm ngày 2 lần vào sáng và tối.
- Đừng lười vận động:
Muốn loại trừ các căn bệnh ở chân vào mùa lạnh bạn hãy nhớ bí quyết luôn thường xuyên vận động. Buổi sáng bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút. Khi làm việc bạn nên có thời gian nghỉ ngơi, co duỗi chân nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông. Ngay cả khi bạn nằm nghỉ cũng có thể gập và duỗi các ngón chân máu luân chuyển đều đến các cơ quan. Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh lý viêm khớp, viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối động mạch…
Trên đây là những cách tuyệt vời để chăm sóc đôi chân trong mùa lạnh. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để đôi chân luôn khỏe đẹp.
-
Giãn tĩnh mạch nông và sâu khác nhau như thế nào? Có nguy hiểm không?
-
Mua Tĩnh Mạch Linh ở đâu tốt nhất?
-
Bị suy giãn tĩnh mạch chân uống Tĩnh Mạch Linh bao lâu thì khỏi?
-
Tĩnh Mạch Linh dùng cho đối tượng nào? Chuyên gia nói gì về sản phẩm?
-
Cách sử dụng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh hiệu quả và tiết kiệm nhất
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức