Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

01:38 Ngày 08/10/2019
Ở Việt Nam, theo thống kê của hội Tĩnh mạch học TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ người bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính chi dưới chiếm khoảng 5-8% những người trưởng thành, tiêu tốn rất nhiều tiền của và sức lao động hàng năm. Cập nhật ngay chế độ dinh dưỡng cho người suy giãn tĩnh mạch để sự quan tâm, chăm sóc trở nên đúng đắn và mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là lời khuyên từ các bác sĩ, chuyên gia về các nhóm thực phẩm có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch chân.

Xem thêm:

Người bị giãn tĩnh mạch sâu chi dưới có nên tập thể dục không?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu nguy hiểm như thế nào?

Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới chẩn đoán và điều trị theo Đông y

1. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ 

Táo bón được cho là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân. Táo bón gây đầy hơi, tăng áp lực quanh bụng và khi đi ngoài, cơ bụng, cơ chân hoạt động rất mạnh. Người bị táo bón nên ăn ít nhất 30-40 gram thực phẩm có chất xơ mỗi ngày giúp nhuận. tràng, đồng thời cải thiện hệ tim mạch và suy giãn tĩnh mạch chân.

che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-gian-tinh-mach-chan-1

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ 

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: 
- Rau củ quả: hạt chia và hạt lanh, các loại rau xanh, họ nhà đậu, bí đỏ, cà rốt, súp lơ, yến mạch, gạo lức…
- Trái cây: chuối, đu đủ, lê, bơ…
Luôn luôn ghi nhớ: suy giãn tĩnh mạch phải ăn nhiều chất xơ

2. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E 

Vitamin C đã được kiểm chứng có tác dụng đặc biệt tốt giúp bảo vệ thành mạch vững chắc nhờ sự sản sinh 2 mô collagen và elastin. Bên cạnh đó, vitamin C có lợi cho da và giúp chống viêm rất tốt. Hãy bổ sung các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi…), kiwi, ớt chuông, súp lơ… 
Vitamin E lại đóng vai trò ngăn ngừa quá trình tạo các cục máu đông trong tĩnh mạch. Vitamin E là vitamin không thể thiếu với sức khoẻ tim mạch. Các thực phẩm giàu vitamin E: rau cải, củ cải xanh, cà chua, xoài, đu đủ, hạt dẻ…
Khi vitamin C và E được kết hợp một cách hợp lý thì đây sẽ là kẻ thù không đội trời chung của suy giãn tĩnh mạch. 

che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-gian-tinh-mach-chan-2

Vitamin C có nhiêu trong các loại hoa quả mọng nước 

3. Thực phẩm chứa nhiều Flavonoid và Rutin 

Flavonoid và Rutin là 2 hợp chất đã được khẳng định mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho người suy giãn tĩnh mạch. 
Như đã trình bày ở trên, những lợi ích của vitamin C với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch thì Flavonoid là yếu tố cần thiết để hấp thu vitamin C, duy trì sản xuất collagen protein để tạo ra các mạch máu và các mô cơ. Nếu không có Flavonoid quá trình trên sẽ không thể xảy ra. Vì vậy, hãy bổ sung những thực phẩm sau: rau họ cải, bông cải xanh, các loại hạt, ớt, socola…
Rutin là hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon được chiết xuất từ Hoa Hoè, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch, khi thiếu rutin, tính chất chịu đựng của mạch giảm, dễ đứt vỡ… Bổ sung thêm lúa mạch, sung hay măng tây để cung cấp rutin cho cơ thể. 

che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-gian-tinh-mach-chan-3

Rutin là hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon được chiết xuất từ Hoa Hoè

4. Thực phẩm giàu Magie

Magie là chất tổng hợp máu, thiếu magie có thể dẫn tới các vấn đề về huyết áp, tê thấp tay chân và góp phần gây suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, tăng cường bổ sung thức ăn như rau lá xanh, bơ, chuối, khoai lang… để góp phần giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. 
Có nên thì cũng sẽ có không nên. Vì vậy bên cạnh những thực phẩm khuyên dùng, nên bổ sung trong thực đơn đã được nêu trên, bệnh nhân cũng nên lưu ý những thực phẩm không nên sử dụng để tránh bệnh trở nặng. 
Tránh xa đường, bia rượu khi mắc suy giãn tĩnh mạch.

che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-gian-tinh-mach-chan-4

Thực phẩm chứa nhiều Magie 

Người suy giãn tĩnh mạch tuyệt đối không nên sử dụng quá nhiều các thực phẩm ngọt và nhiều chất béo trong thời gian bị bệnh. Đồ ngọt và chất béo là nguy cơ khiến tỉ lệ mỡ thừa trong máu cao, bám vào thành mạch khiến máu lưu thông kém. Từ đó khiến thành mạch không còn vững chắc, bảo vệ lưu thông máu bên trong, là nguyên nhân dẫn tới sự cải thiện chậm chạp của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Hãy từ bỏ rượu bia và các chất kích thích khi có thể để bảo vệ chính mình khỏi những nguy cơ biến chứng suy giãn tĩnh mạch. 

Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới chẩn đoán và điều trị theo Đông y

TĨNH MẠCH LINH - Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Sản phẩm Tĩnh Mạch Linh có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược lành tính, an toàn, không tác dụng phụ, được kế thừa từ bài thuốc cổ Ngọc Bình Phong Tán, gia giảm các dược liệu quý điển hình giúp hoạt huyết, tăng cường sức bền thành mạch, cải thiện hiệu quả suy giãn tĩnh mạch sâu.

thanh-phan-tinh-mach-linh

Giải pháp hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Bài thuốc Ngọc Bình Phong Tán là bài thuốc cổ phương có từ lâu đời (từ thế kỷ 14) được đánh giá rất cao, là bài thuốc tiêu biểu để tăng khả năng miễn dịch cơ thể, phòng bệnh tật và tăng cường đề kháng. Dựa vào tác dụng của vị thuốc phòng phòng (phòng gió) dẫn Hoàng Kỳ ra ngoài biểu, lại được sự hỗ trợ của Bạch Truật làm cho phần biểu được vững mạnh, vệ khí được tăng cường, khiến tà khí không xâm nhập vào cơ thể, hàn thấp không thể ngưng trệ. Hoàng Kỳ giúp hành khí, làm cho quá trình lưu thông máu trong tĩnh mạch được dễ dành hơn.

Ngoài ra, sản phẩm Tĩnh Mạch Linh được gia giảm các dược liệu giúp tăng cường lưu thông khí huyết (Đan Sâm), bổ huyết (Đương Quy) giúp giảm áp lực làm việc lên van tĩnh mạch, ngừa suy van tĩnh mạch, bổ sung dược liệu giúp vững bền thành mạch, nhu nhuận thành tĩnh mạch phòng tránh cơ cứng, suy giãn và viêm tắc tĩnh mạch. Khi khí huyết được lưu thông, cơ thể được cân bằng, hệ miễn dịch được khôi phục và tăng cường thì bệnh cũng sẽ hết.

Quan niệm chỉnh thể, lý luận của Y Học Cổ truyền đi đến nguyên tắc trị bệnh: "Thông bất thống, thống bất thông". Nghĩa là nếu thông thì không đau, đau là do không thông. "Trị bệnh tức cầu bản", "phù chính trục tà" "nhân cường thì tật nhược" nghĩa là chữa gốc của bệnh, tăng chính khí cơ thể (tăng sức đề kháng cơ thể). Bệnh ở ngoài chữa cả trong, bệnh ở trong chữa cả ngoài, bệnh ở trên chữa cả dưới, bệnh ở dưới chữa cả trên.

Nếu thấy thông tin hữu ích thì các bạn nhớ ấn chia sẻ nhé.

Chúc các bạn nhiều sức khỏe! 

Tags: Cẩm Nang Mẹo Vặt
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 5/5
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân
Điểm trung bình: 5.0 / 5 (2 lượt đánh giá)
Tin tức