Nhận biết 7 cấp độ của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân
Xem thêm:
Giãn tĩnh mạch sâu là gì, phòng và điều trị theo Đông y
Những điều bạn cần biết về suy van tĩnh mạch sâu
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh rất phổ biến. Thống kê của các nghiên cứu dịch tễ học thế giới đã ghi nhận, khoảng 30-40% dân số trưởng thành mắc bệnh này. Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng phồng và mở rộng thường xảy ra ở chân và bàn chân. Các tĩnh mạch này có thể có màu xanh hoặc tím đậm, và thường sần, phồng hoặc xoắn. Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch làm ảnh hưởng đến chức năng đi lại và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây nên những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và theo dòng máu di chuyển về tim phải. Sau đó, những cục máu này có thể được bơm lên động mạch phổi gây tắc động mạch phổi, trường hợp nặng có thể gây đột tử.
Vì vậy, bệnh suy giãn tĩnh mạch cần được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị đúng cách.
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân
Thực tế các trường hợp bệnh nhân cho thấy có nhiều bệnh nhân bị đau chân, phù chân có biểu hiện phù hợp với bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng lại không có dấu hiệu lâm sàng và ngược lại một số người có tĩnh mạch giãn to dưới da nhưng lại không hề đau hay có dấu hiệu khó chịu ở chân khác.
Một số dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân lâm sàng:
- Đau nhức chân, mỏi chân.
- Cảm giác nóng chân, nặng chân,
- Chuột rút về đêm.
- Phù chân, loét chân.
- Thay đổi sắc tố trên da.
Triệu chứng nhận biết suy giãn tĩnh mạch
Việc xác định các giai đoạn bệnh được dựa vào nhiều yếu tố. Trong đó phân chia cấp độ theo dấu hiệu lâm sàng là một trong những cách đánh giá quan trọng và rõ ràng, giúp lựa chọn được phương pháp hỗ trợ điều trị ưu tiên cho bệnh nhân.
Do đó, người bệnh nên đến khám hỗ trợ điều trị tại các cơ sở uy tín và các bệnh viện chuyên hỗ trợ điều trị căn bệnh này để có thể được khám hỗ trợ điều trị và hỗ trợ điều trị một cách tốt và hiệu quả nhất.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân
Dưới đây là những hình ảnh minh hoạ cho các giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch theo lâm sàng được áp dụng trên thế giới:
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch độ 0
Ở giai đoạn này, bệnh suy giãn tĩnh mạch đã xuất hiện nhưng không có dấu hiệu suy tĩnh mạch lâm sàng được nhìn hay sờ thấy. Vì vậy người bệnh thường không biết mình đang mắc suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn này.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch độ 1
Vùng da bị giãn tĩnh mạch xuất hiện rõ nét, tuy nhiên, các tĩnh mạch giãn nhỏ hơn 1mm, tạo thành các mạng nhện dưới vùng da bị tổn thương như: dưới đùi, mắt cá chân hay bắp chân. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu thấy những mạng mạch trên chân. Mặc dù chưa có dấu hiệu đau nhức nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể quan sát thấy các mạng tĩnh mạch xanh bắt đầu nổi lên. Nếu điều trị ngay ở cấp độ này sẽ rất tốt cho bệnh nhân vì bệnh chưa có diễn biến phức tạp và cũng không gây đau nhức cho người bệnh.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch độ 2
Ở cấp độ này, các tĩnh mạch nông của chân có thể bị giãn ở mặt trong cẳng chân. Hoặc giãn ở các tĩnh mạch ngay bên dưới da, tạo thành những đường ngoằn ngoèo, đường kính các tĩnh mạch giãn trên 3 mm. Cấp độ 2, các tĩnh mạch đã phồng to hơn, nổi rõ hơn trên da của người bệnh. Và bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nhức nhưng không liên tục.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch độ 3
Ở cấp độ suy giãn tĩnh mạch độ 3, ở chân bắt đầu hiện tượng bị phù. Phù trong tĩnh mạch thường xuất hiện khi đứng nhiều, sáng sớm thường không thể hiện, buổi chiều phù nhiều hơn và chỉ phù ở chân mà không có phù ở những vùng khác của cơ thể.
Hiện tượng phù ở hai chân của bệnh nhân có những đường lõm ngang vòng quanh cổ chân do mang vớ. Ở cẳng chân hai bên có các tĩnh mạch giãn to.
Cấp độ suy giãn tĩnh mạch
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch độ 4
Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù. Chú ý vết lõm sau khi ấn ngón tay ở mặt lưng bàn chân phải là biểu hiện của tình trạng phù chân. Da vùng 1/3 dưới cẳng chân và cổ chân biến đổi, xơ bì, sừng hoá, xen kẽ vùng da sậm màu là vùng da mất sắc tố.
Hình ảnh suy tĩnh mạch độ 5
Ở giai đoạn này, vùng da bị giãn tĩnh mạch bắt đầu xuất hiện các vết loét kèm với biểu hiện là da bị sạm màu và phù.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch độ 6
Xuất hiện các vết loét to ở chân kèm với những vết loét nhỏ khác, da sạm màu và phù. Vết loét sâu hơn và bẩn.
Quan sát kỹ dấu hiệu các cấp độ của suy giãn tĩnh mạch và theo dõi tình trạng bệnh lý của mình để biết được tình trạng nghiêm trọng của suy giãn tĩnh mạch đang diễn ra với chính mình. Lời khuyên đến từ những chuyên gia của chúng tôi: Không chỉ suy giãn tĩnh mạch, bệnh lý nào cũng vậy, phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp là điều tốt nhất mà người bệnh có thể làm với chính mình, vì sức khoẻ của mình. Đừng để tới khi bệnh quá nặng, quá trình điều trị trở nên phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người bệnh là điều khó tránh khỏi.
-
Giãn tĩnh mạch nông và sâu khác nhau như thế nào? Có nguy hiểm không?
-
Mua Tĩnh Mạch Linh ở đâu tốt nhất?
-
Bị suy giãn tĩnh mạch chân uống Tĩnh Mạch Linh bao lâu thì khỏi?
-
Tĩnh Mạch Linh dùng cho đối tượng nào? Chuyên gia nói gì về sản phẩm?
-
Cách sử dụng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh hiệu quả và tiết kiệm nhất
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức