Những nguyên nhân chính gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch được hiểu như thế nào mới đúng
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chân là thuật ngữ y học chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại gây ra những biến đổi trong quá trình lưu thông máu cũng như biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Suy giãn tĩnh mạch theo như lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch ở bộ phận nào của cơ thể. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế từ người bệnh thì suy giãn tĩnh mạch xảy ra chủ yếu ở chi dưới, tức là chân do hệ thống tĩnh mạch ở đây dài hơn, phức tạp hơn và cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ trọng lực cơ thể người bệnh. Và cũng theo thống kê thì tỉ lệ nữ giới mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới, chiếm khoảng 70%.
Bạn đừng bỏ qua phương pháp điều trị bệnh: Quan điểm điều trị suy giãn tĩnh mạch theo đông y.
Nguyên nhân chính gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Nhắc tới nguyên nhân bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, ngay từ tên gọi của bệnh cũng có thể giúp chúng ta hình dung phần nào quá trình diễn biến và phát triển của bệnh. Suy giãn tĩnh mạch bản chất là sự suy yếu các van trong lòng tĩnh mạch. Từ đó khiến cho hệ tĩnh mạch tại các điểm có các van suy yếu bị phồng, giãn nhiều lần sau với bình thường, gây nhiều khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt đời thường đồng thời có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người bệnh nếu không được kịp thời chữa trị.
Mô tả rõ hơn về quá trình suy van tĩnh mạch. Hệ mạch của cơ thể có động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Động mạch mang máu từ tim đến các mô, nuôi dưỡng các mô của cơ thể. Sau khi thực hiện quá trình trao đổi chất, máu được đưa trở lại tim thành một vòng tuần hoàn nhờ hệ tĩnh mạch. Để mang máu về tim, các tĩnh mạch, đặc biệt là tĩnh mạch chân phải hoạt động để chống lại trọng lực, bơm máu theo chiều đi lên. Do đó, các cơ bắp tại đây sẽ hỗ trợ bằng các co bóp cơ, hoạt động như một máy bơm, giúp đưa máu trở lại tim dễ dàng hơn. Ngoài ra, trong lòng tĩnh mạch có các van nhỏ có nhiệm vụ mở ra khi máu chảy về phía tim và đóng lại để ngăn máu chảy ngược. Khi các van này suy yếu, máu có thể chảy ngược, dồn vào tĩnh mạch, tạo một sức ép lớn lên thành tĩnh mạch khiến tĩnh mạch bị giãn, phồng hoặc xoắn.
Từ nguyên nhân chính của bệnh, các bác sĩ chỉ ra những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển suy giãn tĩnh mạch giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát hơn, có kế hoạch giảm thiểu các nguy cơ phát triển bệnh, vì sức khoẻ người bệnh.
Yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển suy giãn tĩnh mạch
Tuổi tác: Tuổi cao là một trong những yếu tố bất lợi của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Quá trình lão hoá không chỉ thể hiện bên ngoài với những biểu hiện của tuổi già mà lão hoá gây hao mòn trên hệ thống van trong lòng tĩnh mạch. Từ đó có những ảnh hưởng lớn tới quá trình lưu thông máu của cơ thể, là một trong những yếu tố quan trọng gây suy giãn tĩnh mạch ở người cao tuổi.
Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc suy giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, tiền kinh nguyệt hoặc mãn kinh là những thời điểm có sự thay đổi rõ rệt hormone trong cơ thể phụ nữ. Sự thay đổi nội tiết tố cũng là tác nhân tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ.
Cân nặng: Với người béo phì thì suy giãn tĩnh mạch như gặp được mảnh đất màu mỡ. Khi cơ thể thừa cân, béo phì là lúc đôi chân phải chịu một áp lực lớn hơn nhiều lần bình thường. Do đó, các tĩnh mạch ở chân cũng gặp nhiều khó khăn khi vận chuyển máu về tim. Vì vậy, duy trì cân nặng ở trạng thái ổn định là điều kiện cần để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất.
Mời các bạn xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch chân có thể phải tháo khớp
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới chẩn đoán và điều trị theo Đông y
-
Giãn tĩnh mạch nông và sâu khác nhau như thế nào? Có nguy hiểm không?
-
Mua Tĩnh Mạch Linh ở đâu tốt nhất?
-
Bị suy giãn tĩnh mạch chân uống Tĩnh Mạch Linh bao lâu thì khỏi?
-
Tĩnh Mạch Linh dùng cho đối tượng nào? Chuyên gia nói gì về sản phẩm?
-
Cách sử dụng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh hiệu quả và tiết kiệm nhất
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức