Tê tay khi ngủ: Nguyên nhân, điều trị hiệu quả nhất không dùng thuốc
Bài viết xem thêm:
Tê ngón chân cái:Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị
Tê tay là bị gì? Những dấu hiệu không thể bỏ qua
Bị tê bì chân tay nên uống thuốc gì?
Nằm ngủ sai tư thế gây tê bì tay khi ngủ
Tê bì tay là biểu hiện tay tê cứng, châm chích, khó cử động hơn dẫn đến khó cử động, khó khăn khi cầm nắm các vật dụng. Tê bì chân tay có thể gặp bất kì thời điểm nào trong ngày.
Riêng tê bì chân tay khi ngủ có thể do thói quen nằm ngủ nghiêng người, nhất là thói quen gối đầu tay khi ngủ. Khi cơ thể ở trong tư thế nằm nghiêng cùng với cánh tay bị đè nặng trong thời gian dài sẽ khiến máu huyết kém lưu thông xuống tay gây nên các dị cảm tê bì, rối loạn.
Rất nhiều người có thói quen ngủ gục trên bàn làm việc, dùng tay làm gối. Đây cũng là thói quen sai lầm khiến cản trở tuần hoàn máu dẫn đến tê tay khi ngủ.
Ngoài ra, hiện tượng liệt giấc ngủ cũng khiến không thể cử động được tay khi ngủ. Liệt giấc ngủ được hiểu là trạng thái não bộ đột ngột gửi tín hiệu khiến các chi, thậm chí cả cơ thể bị tê liệt với mục đích ngăn cản những giấc mơ. Liệt giấc ngủ cũng có thể là nguyên nhân khiến tay bị tê liệt khi ngủ, mặc dù não bộ vẫn nhận thức nhưng không thể cử động tay, chân, mắt… theo ý muốn.
Nếu bạn cảm thấy tê tay sau khi thức dậy nên cải thiện bằng cách massage tay nhẹ nhàng, chú ý duỗi thẳng tay khi ngủ, không để gối hay đầu chèn ép lên tay. Đây không phải là bệnh lý và thường hết ngay khi nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế ngủ.
Nằm sai tư thế gây tê bì tay
Tê bì tay khi ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
Nếu bạn thường xuyên bị tê tay khi ngủ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, khó cầm nắm các vật dụng thì cần đặc biệt chú ý đến một số bệnh lý dưới đây:
- Hội chứng ống cổ tay:
Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng phổ biến thường gặp ở những người có yếu tố công việc phải dùng ống cổ tay lặp đi lặp lại hàng ngày. Bệnh hình thành do dây thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép khiến tay bị tê cứng. Cơn đau thường nặng hơn về đêm, khiến người bệnh trằn trọc khó ngủ.
- Bệnh tiểu đường:
Tê bì chân tay là biến chứng thường gặp của bệnh nhân tiểu đường. Lượng đường huyết không được kiểm soát sẽ dẫn đến các dây thần kinh có khả năng dẫn truyền kém.
Đường huyết tăng cũng là nguyên nhân khiến độ nhớt trong máu tăng cao, gây lắng đọng Cholesterol xấu gây xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến máu di chuyển đến cơ bắp bị suy giảm khiến tay chân bị tê liệt, cảm giác như kim châm.
- Do bệnh về tim mạch:
Cấu tạo của tay và chân nằm xa tim. Vì vậy, chân và tay bị tê cũng không thể loại trừ nguyên nhân do máu huyết từ tim không đến được các cơ quan. Bạn nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Bệnh tim mạch cũng khiến máu huyết lưu thông kém dẫn đến tê bì
- Do một số bệnh lý khác:
Tay bị tê khi ngủ còn do một số nguyên nhân khác như: bệnh viêm khớp, do chấn thương, chèn ép dây thần kinh, thiếu vitamin B, do uống quá nhiều bia, rượu, do tổn thương dây thần kinh ngoại biên….
Ngoài ra, những người làm việc văn phòng, phải khuân vác các vật nặng… đều có thể phải đối mặt với nguy cơ bị tê tay khi ngủ do dùng khớp tay hàng ngày.
Loại bỏ tê tay khi ngủ: Xây dựng thói quen tốt cho đôi tay
Khi bị tê tay lâu ngày bạn nên đi thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị thích hợp. Bạn cũng cần chú ý xây dựng những thói quen hỗ trợ lưu thông máu khi ngủ như:
Không gối đầu tay khi ngủ.
- Lựa chọn loại gối vừa phải, không quá cao.
- Nên thay đổi tư thế ngủ thường xuyên.
- Massage tay hàng ngày 10 – 15 phút để đẩy nhanh quá trình máu lưu thông.
- Ngâm chân, tay bằng nước ấm để giảm bớt tình trạng tê bì chân tay.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các loại vitamin có nhiều trong hoa quả, rau xanh.
- Tránh ăn các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng rất có hại cho mạch máu và sức khỏe.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, xương khớp cũng hạn chế nguy cơ bị tê tay khi ngủ.
Một số bài tập tốt cho khớp ngón tay
Bài tập giảm tê tay khi ngủ
Bạn hãy thử ngay một vài bài tập tốt cho đôi tay dưới đây nhé:
- Tập xoay khớp cổ tay: Trong tư thế đứng thẳng trên sàn, bạn đứng chân chữ V rồi thực hiện xoay cánh tay theo vòng tròn từ ngoài vào trong rồi ngược từ trong ra ngoài giúp khớp tay được vận động.
- Tập vẫy tay: Trong tư thế hai chân mở rộng bằng vai, bạn giơ hai cổ tay lên rồi vẫy và thả lỏng về phía sau. Áp dụng mỗi ngày 5 - 10 lần để có hiệu quả.
Khi có dấu hiệu tê tay khi ngủ kèm theo các triệu chứng cản trở sinh hoạt, lao động, bạn nên đi thăm khám để phát hiện các bệnh lý nguy hiểm và có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức