Tê ngón chân cái: Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị

09:30 Ngày 11/03/2022
Đau tê ngón chân cái hình thành do rất nhiều nguyên nhân như: bệnh thiếu máu, tiểu đường, viêm khớp… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Rất nhiều người chủ quan cho rằng đau tê ngón chân cái không nghiêm trọng, chỉ cần nghỉ ngơi sẽ hết. Bài viết là tổng hợp các nguyên nhân và biện pháp hỗ trợ loại bỏ đau tê ngón chân cái.

Bài viết xem thêm: 

Tê đầu ngón tay cái: Chớ dại coi thường 

Bị tê bì chân tay nên uống thuốc gì?

Đau cổ vai gáy: Nỗi khổ chung của dân văn phòng

Xác định nguyên nhân – điều trị hiệu quả

Hiện tượng tê ngón chân cái rất phổ biến. Tình trạng này có thể là dấu hiệu bệnh lý cần phải có biện pháp điều trị thích hợp nhưng cũng có thể do những nguyên nhân khách quan mang lại.

Để không phải hoang mang lo lắng bạn hãy chú ý tê bì ngón chân cái có thể do một số thói quen không tốt làm cản trở lưu thông máu như:

- Do nằm sai tư thế:

Đầu ngón chân cái có hiện tượng tê bì, châm chích. Dấu hiệu này có thể lan rộng ra khắp bàn chân, thậm chí ngón chân, ngón tay có thể do bạn nằm, ngồi sai tư thế khiến máu lưu thông kém đến các cơ quan.

Bạn nên chú ý khi đi ngủ không nên bắt chéo chân hoặc để chân bị chèn ép bởi các vật nặng. Đa phần tê ngón chân cái do nằm sai tư thế thường không nghiêm trọng, có thể hết sau khi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu chuyển.

Tê ngón chân cái: Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị

Đau, tê sưng đầu ngón chân cần cẩn trọng 

- Tê đầu ngón chân cái do bệnh lý:

Ngón chân, ngón tay đều chịu sự chi phối của hệ thần kinh. Trong đó cơ thể của con người được điều phối bởi hệ thống thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thống thần kinh ngoại biên cấu tạo dọc khắp cơ thể, giúp dẫn truyền các tín hiệu qua lại giữa não bộ và cơ thể. Đây cũng là hệ thống dây thần kinh chi phối hoạt động của chân, tay.

Ngoài ra, hệ tuần hoàn máu cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của tay, chân. Khi máu huyết lưu thông cũng đồng nghĩa với việc cung cấp nhiều loại oxi và dinh dưỡng để tay, chân thực hiện các chức năng cầm, nắm, cảm nhận đồ vật. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu tê bì khu vực ngón chân cái kéo dài có thể do hệ tuần hoàn hoặc hệ thống thần kinh ngoại biên đang có vấn đề.

2. Một số bệnh lý gây tê bì chân tay

Cụ thể tê bì chân tay có thể do một số bệnh lý như sau:

- Do thiếu máu:

Hiện tượng thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tê ngón chân cái. Thiếu máu có thể cấp tính hoặc mãn tính, cần phải thực hiện xét nghiệm, thăm khám để biết rõ cấp độ thiếu máu.

Thiếu máu dẫn đến máu dẫn truyền đến các cơ quan kém, nhất là vùng ngón chân cái. Thiếu máu khiến người bệnh tê nhức đầu ngón chân, tay, mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao.

Một nguyên nhân khác dẫn đến tê đầu ngón tay chân và thiếu máu là do cơ thể thiếu hụt vitamin B12. Vitamin B12 cũng là yếu tố quan trọng giúp duy trì hoạt động của hệ thống dây thần kinh.

- Bệnh viêm khớp:

Đau tê ngón chân cái có thể do bệnh viêm khớp, dẫn đến các ngón chân bị đau, kéo theo biểu hiện tê, nhức. Người bệnh mắc viêm khớp còn có biểu hiện: tê bì chân tay, cảm giác nóng rát xuất hiện ở đầu ngón chân, ngón tay. Nếu bạn thấy các triệu chứng này gia tăng về cường độ, dẫn đến khó khăn trong vận động cần phải lập tức đi thăm khám để được điều trị kịp thời.

Tê ngón chân cái: Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị

Hình ảnh bao hoạt dịch ở ngón chân cái thoát ra ngoài 

- Bệnh lý động mạch ngoại biên:

Người mắc bệnh động mạch ngoại biên cũng có biểu hiện tê chân, tê tay. Hiện tượng tê ngón chân cái có thể do vùng động mạch bị co hẹp, làm dẫn truyền máu đến chân, tay kém đi.

Bệnh nhân còn có nhiều triệu chứng khác như: đau nhức ngón chân, có các vết lở loét ở chân, vết thương khó lành, chân yếu.

Bí quyết cải thiện triệu chứng đau tê ngón chân cái

Bạn không phải quá lo lắng khi ngón chân của mình có cảm giác tê bì trong 1 hoặc 2 ngày. Đây có thể chỉ là do chế độ luyện tập, tư thế nằm ngồi của bạn chưa hợp lý. Bạn có thể áp dụng những cáchsauđể làm giảm thiểu và loại bỏ tình trạng này. 

Nếu hiện tượng tê ngón chân vẫn không hết, kèm theo đó là những dấu hiệu bệnh lý khác thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị.

- Thường xuyên tập thể dục thể thao:

Khi nhận thấy ngón chân cái bị tê, bạn nên thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm. Bạn có thể đi lại, nhấc chân lên cao để tạo điều kiện giúp máu huyết được điều hòa. Tập luyện, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hạn chế nhiều bệnh tật.

Việc luyện tập những bài tập nhẹ nhàng hoặc vận động tại chỗ có thể sẽ giúp bạn loại bỏ hiện tượng tê bì ngón chân này mà không cần phải uốngthuốc. Hãy chăm chỉ tập thể dục để có một sức khỏe tốt và ngăn ngừa nhiều bệnh lý.  

- Thử ngâm chân và Massage:

Bạn hãy thử chườm nóng giúp ngón chân tê bì. Hoặc bạn thực hiện ngâm chân bằng nước muối pha thêm chút gừng giã nát kết hợp massage sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu.

Tê ngón chân cái: Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị

Kết hợp ngâm chân và massage để máu huyết lưu thông 

Kiểm soát cân nặng:

Béo phì, thừa cân cũng dẫn đến tê bì, đau nhức ngón chân, ngón tay. Bạn nên kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, thừa cân để máu huyết điều hòa tốt hơn.

Bạn đang bị tê ngón chân cái kèm theo các triệu chứng châm chích, đau nhức chân kéo dài? Bạn hãy đi thăm khám ngay để sớm phát hiện nguyên nhân và có biện pháp điều trị tốt nhất.

 

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Tê ngón chân cái: Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức