Lưu ý quan trọng khi chữa tê bì chân tay bằng điện chẩn
Bài viết liên quan:
Thuốc đặc trị tê bì chân tay: Danh sách những loại thuốc phổ biến nhất
Bệnh tê bì chân tay uống thuốc gì: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Tổn thương hệ thần kinh ngoại biên gây tê bì chân tay sau điều trị ung thư
Các cấp độ tê bì chân tay theo Y học cổ truyền
Đông y gọi bệnh tê bì chân tay là Ma mộc (tê bì). Nguyên nhân thường do nhiễm phong hàn, thấp nhiệt cùng với cơ thể suy nhược gây nên.
Y học cổ truyền chia tê bì chân tay làm 2 cấp độ:
- Cấp độ nhẹ (Tê – ma): Đây là trường hợp tay chân tê mỏi nhưng vẫn có khả năng làm việc bình thường, vẫn phân biệt được nóng, lạnh.
- Cấp độ nặng (Bì – mộc): Khi tay, chân mất cảm giác, tê liệt hoàn toàn, không cảm nhận được đau đớn hay phân biệt được nhiệt độ. Trường hợp bệnh nặng còn kéo theo triệu chứng đau tay, đau chân, cơn đau lan rộng xuống bắp tay, bắp chân, hông, đùi.
Tê tay chân có thể là dấu hiệu của bệnh lý đau vai gáy, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…. Vì vậy, chữa tê bì chân tay cần căn cứ vào nguyên nhân để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Chân tay châm chích như kim đâm
Vì sao điện chẩn, bấm huyệt có thể chữa tê chân?
Y học cổ truyền cho rằng tê bì có thể do các yếu tố bên trong và bên ngoài gây nên. Yếu tố bên trong bao gồm: Thận khí hư, Can khí hư và Tỳ khí hư. Yếu tố bên ngoài gồm có: Thử, Phong, Hỏa, Thấp, Táo và Hàn. Tê bì chủ yếu là do Phong, Hàn và Thấp.
Y học cổ truyền quan điểm Can giúp kiểm soát hoạt động của gân cốt, Thận chi phối xương. Khi Can khí hư sẽ làm gân cốt không được nuôi dưỡng, dẫn đến tê bì, đau nhức chân tay. Ngược lại những bệnh nhân xương khớp suy yếu cũng luôn có cảm giác tê mỏi, đau nhức khớp xương và các ngón tay. Khi Tỳ khí hư sẽ dẫn đến hệ quả là máu huyết không được điều hòa, các chi không nhận đủ dinh dưỡng cũng gây tê nhức, châm chích như kiến cắn.
Tê tay tê chân còn do các yếu tố Hàn, Phong, Thấp xâm nhập vào khớp xương dẫn đến tê mỏi.
Khi điện chẩn, bấm huyệt vào các huyệt đạo sẽ giúp điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng Can, Thận, tán Phong, Thấp, Hàn giúp giảm nhanh tê bì, đau nhức chân tay.
Hướng dẫn chữa tê bì chân tay bằng điện chẩn
Để đạt hiệu quả, bấm huyệt cần thực hiện bởi người có chuyên môn, hiểu rõ các huyệt đạo để giảm nhanh tê bì:
- Huyệt Túc tam lý (ST36):
Túc tam lý vị trí ở phía 4 ngón tay dưới phần xương đầu gối. Bạn hãy dùng ngón cái và ngón trỏ nhấn vào huyệt Tam túc lý để giảm tê và ngứa chân.
Vị trí huyệt Túc tam lý
- Tam âm giao (SP6):
Vị trí huyệt Tam âm giao ở phía trong của xương chày giúp tăng cường lưu thông máu giúp ngăn chặn tê bì. Bạn cần dùng ngón tay cái ấn 6 giây nghỉ 2 giây liên tục trong vòng 5 phút, làm hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.
Vị trí huyệt Tam âm giao
- Dương lăng tuyền (GB34):
Dương lăng tuyền có vị trí ở mặt bên của cẳng chân, khu vực chỗ lõm thấp và trước vùng đầu xương mác. Ấn huyệt Dương lăng tuyền giúp giảm tê, đau ở đầu gối và bàn chân. Bạn hãy dùng ngón cái hoặc ngón trỏ tạo áp lực theo hình vòng tròn ở khu vực này.
Vị trí huyệt Dương lăng tuyền
- Huyệt Phong thị:
Phong thị nằm ở giữa mặt bên của đùi. Bấm vào huyệt đạo này giúp giảm nhanh chóng cơn tê bì, đau mỏi.
Vị trí huyệt Phong thị
Chữa tê bì chân tay bằng điện chẩn trong bao lâu?
Bấm huyệt trị tê chân được xem là phương pháp điều trị an toàn, không xâm lấn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ châm cứu, bấm huyệt phù hợp nhất.
Lưu ý khi chữa tê bì chân tay bằng điện chẩn
Phương pháp điện chẩn, bấm huyệt không nên tiến hành ở vùng huyệt đạo có chấn thương vì có thể làm bệnh nặng nề hơn.
Châm cứu, bấm huyệt cũng cần thực hiện bởi người có chuyên môn, hiểu rõ vị trí các huyệt đạo.
Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh da liễu, thương tổn, mụn nhọt, viêm loét không sử dụng phương pháp này.
Chữa tê bì chân tay bằng diện chẩn có nên kết hợp dùng thuốc Đông y?
Dùng các thảo dược Đông y kết hợp với bấm huyệt rất tốt để điều trị bệnh tận gốc. Y học cổ truyền lưu giữ hàng trăm nghìn bài thuốc cổ phương, kết hợp các dược liệu Bạch truật, Đan sâm, Hoàng kỳ, Phòng phong, Thiên niên kiện… giúp tăng cường chính khí cơ thể, hỗ trợ tuần hoàn máu, tăng sức bền thành mạch, bổ Can, Thận… sẽ giúp giảm nhanh tê bì chân tay.
Chữa tê bì chân tay bằng điện chẩn là phương pháp được rất nhiều người ưa chuộng. Kết hợp sử dụng thuốc Đông y điều trị đúng cách sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn, máu huyết được điều hòa, trị tê bì chân tay tận gốc.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức