Bệnh tê bì chân tay uống thuốc gì? Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

04:30 Ngày 09/02/2022
Bệnh tê bì chân tay uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về căn bệnh tê bì chân tay và thuốc đặc trị căn bệnh này.

Bài viết liên quan: 

Thuốc đặc trị tê bì chân tay: Danh sách những loại thuốc phổ biến nhất

5 cách chữa tê bì chân tay hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường

Phù nề tay sau xạ trị ung thư vú có nguy hiểm không?

Nguyên nhân nào gây tê chân tê tay?

Có rất nhiều yếu tố gây tê bì chân tay. Y học hiện đại chia làm 2 nhóm là nguyên nhân sinh lý (có thể khỏi sau khi nghỉ ngơi) và nguyên nhân bệnh lý (cần điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh). Cụ thể là:

- Nguyên nhân sinh lý:

+ Tê bì chân tay thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi trời lạnh buốt sẽ gây rối loạn cảm giác, tê nhức tay, chân. Biểu hiện này đa số gặp ở người già, phụ nữ sau sinh.

+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng khiến tay chân cảm giác ngứa ran, châm chích.

+ Khi đứng hoặc ngồi quá lâu, ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân, thợ may ngồi làm việc trong thời gian dài… làm máu lưu thông kém cũng gây nên bệnh.

+ Té ngã, chấn thương, va đập mạnh… đều có thể là “thủ phạm” khiến dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến tê mỏi các khớp tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân.

Bệnh tê bì chân tay uống thuốc gì?

Ngồi bắt chéo chân khiến máu lưu thông kém dẫn đến tê chân 

- Nguyên nhân bệnh lý:

+ Do biến chứng của bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, thừa cân, mỡ máu cao:  Khả năng lưu thông máu thường kém khiến các đầu chi không nhận đủ máu huyết, dẫn đến tê mỏi như châm chích.

+ Do bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm: Những bệnh lý này làm dây thần kinh bị chèn ép cao độ, khiến tuần hoàn máu giảm, tăng nguy cơ tê chân tay. Ngoài ra, người bệnh còn có dấu hiệu đau cổ vai gáy, đau lưng… ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống. 

+ Do Hội chứng ống cổ tay: Người thường xuyên làm việc nặng, đánh máy tính, lái xe, sử dụng bàn tay nhiều và lặp đi lặp lại làm dây thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép dẫn đến đau tê bàn tay.

+ Do thiếu hụt các vi chất: Người gầy yếu, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em ăn uống kém có thể gây thiếu hụt vitamin B1, B12, Kali, Acid folic, Canxi… đều có biểu hiện tê tay tê chân.

+ Do nhiễm độc: Người nhiễm thủy ngân, thạch tín, viêm dây thần kinh, uống nhiều bia rượu, lười vận động… đều gây tê tay chân.

Bệnh tê bì chân tay uống thuốc gì?

Hội chứng ống cổ tay - Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tê tay 

Bệnh tê bì chân tay nên uống thuốc gì?

Bệnh tê bì chân tay uống thuốc Tây có khỏi không?

Mắc tê bì chân tay khi dùng thuốc Tây có thể giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau chỉ mang lại hiệu quả tức thời, giúp ngăn chặn các triệu chứng đau, mỏi trong thời gian ngắn, không có khả năng điều trị bệnh.

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định như:

- Thuốc chống viêm, giảm đau: Ibuprofen, Bonlutin, Arcoxia, Paracetamol … chống viêm khớp, giảm đau nhanh.

- Thuốc giãn cơ giúp tăng dẫn truyền dây thần kinh, giảm co thắt dây thần kinh như Myonal, Mydocalm,…

- Thuốc chống viêm không Steroid như: Diclofenac, Aspirin…

- Các loại khoáng chất và Vitamin: Áp dụng cho những đối tượng thiếu vitamin và khoáng chất thiếu hụt kịp thời. 

Lưu ý dùng thuốc Tây y cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua hay dùng thuốc mà không có lời khuyên của dược sĩ.

Bệnh tê bì chân tay uống thuốc Đông y hiệu quả không?

Y học cổ truyền lưu giữ rất nhiều bài thuốc quý có công dụng hoạt huyết, giảm đau nhức xương khớp, loại bỏ tê bì chân tay như: Thổ phục linh, Thiên niên kiện, Đương quy, Bạch chỉ, Đan sâm, Xuyên khung, Hoa hòe…. Các dược liệu này được kết hợp trong rất nhiều bài thuốc cổ phương, giúp tăng cường sức đề kháng, tăng tuần hoàn máu huyết đến các cơ quan, giúp giảm nhanh triệu chứng tê bì chân tay.

Thảo dược Đông y thường có tác dụng chậm nhưng hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ.

Bệnh tê bì chân tay uống thuốc gì?

Có rất nhiều bài thuốc Đông y cổ truyền giúp bổ huyết, tăng tuần hoàn máu, giảm tê tay chân 

Bệnh tê bì chân tay uống thuốc Nam được không?

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc nam đơn giản, sử dụng nguyên liệu ngay trong vườn nhà như:

- Đu đủ: Bạn dùng khoảng 30g mễ nhân sống kết hợp với 1 quả đu đủ rửa sạch, đun sôi với đường trắng rồi ăn và uống trong ngày.

- Ngải cứu: Kết hợp 30g cỏ xước, 30g ngải cứu, 30g lá lốt cho vào nồi đun nước uống trong ngày.

- Lá lốt: Dùng 20g lá lốt rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng rồi đem đun với 3 bát nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Mật ong và nghệ: Bạn dùng 1 thìa café bột nghệ xay trộn với 1/3 thìa mật ong, pha với 1 ly sữa khuấy lên và uống giúp tuần hoàn máu tăng, giảm tê mỏi chân tay.

Mẹo hay phòng ngừa tê bì chân tay

Dưới đây là một số cách đơn giản giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tê bì chân tay:

- Tăng cường hoạt động thể lực, thể dục thể thao: Tập luyện hàng ngày giúp máu huyết điều hòa, giảm tê nhức, đau mỏi xương. Bạn nên tập nhẹ nhàng, vừa sức, mỗi ngày đều đặn ít nhất 30 phút còn giúp tăng cường sức đề kháng.

- Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Bạn nên ăn uống hợp lý, tăng cường rau xanh, vitamin, hoa quả, tránh dùng rượu bia, nước ngọt có ga.

- Ngồi đúng tư thế, làm việc vừa sức, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, thường xuyên vận động, giải lao trong giờ làm việc… sẽ giúp tăng tuần hoàn máu hiệu quả.

- Massage thúc đấy lưu thông máu.

Tê bì chân tay là hiện tượng rất nhiều người gặp phải. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có câu trả lời bệnh tê bì chân tay uống thuốc gì nhanh khỏi nhé!.

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Bệnh tê bì chân tay uống thuốc gì? Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức