Đau vai gáy tê tay: Dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào?
1. Đau vai gáy tê tay là gì?
Triệu chứng đau vai gáy tê tay khiến bạn cảm nhận cơn đau xuất phát từ vùng vai gáy, sau lan rộng xuống hai cánh tay, thậm chí có thể dẫn đến tê và đau mỏi các ngón chân. Tình trạng này làm bạn thấy rất khó chịu, gặp khó khăn trong vận động và sinh hoạt.
Các triệu chứng đau nhức, mỏi vai gáy thường gia tăng cường độ khi sáng sớm, sau khi lao động nặng nhọc, mang vác các vật nặng hoặc khi cơ thể gặp lạnh. Cơn đau có thể chấm dứt sau một vài ngày thường không nguy hiểm, còn nếu kéo dài vài tháng là dấu hiệu bệnh lý rất nguy hiểm.
Đau vai gáy tê tay cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Tình trạng đau vai gáy tê tay không được điều trị sớm sẽ tiếp tục lan rộng xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay và chân, khiến tay chân của bạn luôn có cảm giác bị châm chích như kiến cắn, tê nhức, nặng nề và khó cầm nắm vật dụng, khó đi lại.
Một số trường hợp bệnh nhân còn thấy đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó giữ thăng bằng cơ thể… do các bệnh lý khác gây nên.
2. Đau tê vai gáy cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào?
Nguyên nhân gây đau tê vai gáy có thể đến từ thói quen sinh hoạt không đúng cách như: nằm ngủ sai tư thế, kê gối ngủ quá cao, ngồi làm việc sai tư thế, bê vác các vật nặng… Tình trạng này sẽ khiến đau tê vai gáy một vài ngày sau khi nghỉ ngơi là hết.
Đau tê vai gáy dẫn đến tê tay thường là dấu hiệu nguy hiểm của các bệnh lý tiềm tàng trong cơ thể như:
- Bệnh lý về viêm tắc mạch máu: Đối với người cao tuổi thường gặp triệu chứng đau tê vai gáy tê tay nhiều hơn do máu lưu thông kém.
- Bệnh lý về xương khớp: Những bệnh nhân đau tê vai gáy thường phải đối diện với bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ… Những bệnh lý này cũng khiến máu lưu thông kém, dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến đau nhức.
Đau vai gáy tê tay có thể do thoái hóa đốt sống cổ
Theo Y học cổ truyền, người mắc bệnh đau vai gáy chủ yếu do cơ thể bị hàn thấp, nhiễm lạnh khiến máu huyết ứ trệ. Bệnh sẽ càng gia tăng nếu bạn ở trong môi trường nhiệt độ thấp, ô xi trong máu giảm đột ngột làm tay chân càng tê mỏi, đau nhức.
Xem thêm: Lí giải nguyên nhân vì sao đau mỏi vai gáy gây tê bì chân tay
3. Điều trị đau vai gáy kèm tê tay như thế nào cho đúng?
Đau tê vai gáy kèm tê tay chân khiến bạn khó chịu không yên, hãy thử tham khảo một số biện pháp điều trị phổ biến dưới đây:
- Phương pháp châm cứu:
Đây là biện pháp dùng các kim châm chuyên dụng tác động vào các huyệt đạo dưới cổ, vai, gáy để máu huyết được lưu thông, giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có tay nghề cao mới có thể thực hiện được. Bạn nên chọn chỗ châm cứu uy tín, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Chữa đau vai gáy bằng phương pháp châm cứu
- Phương pháp vật lý trị liệu:
Hiện nay rất nhiều cơ sở sử dụng các kĩ thuật dùng tia hồng ngoại, chỉnh nhiệt tác động vào khớp cơ dưới cổ, vai gáy để máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm đau. Biện pháp này đòi hỏi phải làm liên tục trong thời gian dài, tốn kém tiền bạc và dễ tái phát nên bạn hãy cân nhắc.
- Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt:
Biện pháp này chủ yếu dùng lực của cơ tay và các khớp tay để kích thích các mô cơ giúp lưu thông máu nhanh chóng, tạo cảm giác thư giãn cho người bệnh. Xoa bóp bấm huyệt cũng cần tác động đúng huyệt đạo ở vai và gáy, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng áp dụng được phương pháp này. Ngoài ra, muốn đạt hiệu quả cũng cần phải có tay nghề cao mới làm được.
- Dùng thuốc Tây y:
Dùng thuốc Tây y thường đem lại hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ đến gan, thận. Hiện nay đau mỏi vai gáy có thể sử dụng các loại thuốc sau:
+ Thuốc giảm đau như: Tylenol 8H, kết hợp thuốc acetaminophen với tramadol hay codein có thể giúp giãn cơ, giảm đau nhanh.
+ Thuốc kháng viêm: Meloxicam celecoxib, diclofenac là hai loại thông dụng nhất thường được sử dụng.
+ Thuốc giãn cơ: Mydocalm, diazepam, myonal, chủ yếu được dùng trong những cơn đau tạm thời.
+ Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin dùng cho trường hợp đau vai gáy và đau đầu.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y là bạn cần tuân thủ đúng theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý gia tăng liều lượng hay đột ngột dừng thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Dùng thảo dược Y học cổ truyền:
Ưu điểm của sử dụng thảo dược Đông y là hoàn toàn không có tác dụng phụ, đem lại hiệu quả điều trị tận gốc, tác động làm bổ huyết, tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan. Bạn có thể tham khảo 2 bài thuốc trị đau mỏi vai gáy tê tay dưới đây:
+ Bài thuốc 1:
Bạch thược 12g Nghệ vàng 12g
Đương quy 12g Hoàng kỳ 12g
Khương hoạt 8g Quế chi 6g
Phòng phong 8g Cam thảo 4g
Gừng tươi 4g Táo tàu 3 quả.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
+ Bài thuốc 2:
Đại táo 12g Quy xuyên 12g
Hoàng kỳ 12g Ma hoàng 12g
Trích thảo 4g Xích thược 12g
Sinh khương 8g Khương hoạt 8g
Phòng phong 8g.
Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh đau vai kèm tê tay thường gặp ở người ít vận động hoặc người cao tuổi, người làm việc quá lao lực. Để phòng tránh đau vai gáy bạn nên ngồi làm việc đúng tư thế, nằm ngủ ngay ngắn, không kê gối cao đầu, thường xuyên tập thể dục thể thao để máu huyết được lưu thông. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức