Triệu chứng ống cổ tay nhận biết sớm, điều trị nhanh
Hội chứng ống cổ tay: Căn bệnh phổ biến của xã hội
Ống cổ tay có cấu tạo gồm 1 đường hầm nhỏ giúp bảo vệ dây thần kinh giữa, bề rộng 2,5 cm. Bên thành của đường hầm là xương cổ tay. Phía mái của đường hầm được phủ bởi mô liên kết còn gọi là dây chằng ngang. Phía bên trong của ống cổ tay còn có dây thần kinh giữa và các gân gấp của ngón tay, bám vào vùng cẳng tay.
Do cấu trúc ống cổ tay cố định nên đường hầm ống cổ tay có thể cấu tạo chật hẹp. Dây thần kinh giữa mềm mại, nằm nông nên rất dễ bị thương tổn. Dây thần kinh có chức năng cảm nhận các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn.
Dây thần kinh giữa bị chèn ép sẽ dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Khi mắc hội chứng ống cổ tay, chức năng của ống cổ tay cũng bị ảnh hưởng, làm các ngón tay tê nhức, đau mỏi, thậm chí giới hạn khả năng vận động của khớp cổ tay.
Hình ảnh giải phẫu ống cổ tay
Triệu chứng ống cổ tay: Nhận biết càng sớm càng tốt
Triệu chứng ống cổ tay phổ biến nhất là ngứa, tê, đau nhức, yếu cổ tay. Cụ thể cường độ của các triệu chứng này như sau:
- Cảm giác sưng đau các ngón tay.
- Ngứa ran, nóng rát, tê bì, đau ở ngón tay trỏ, ngón cái, ngón giữa, ngón đeo nhẫn.
- Triệu chứng tê bì có thể lan rộng đến phần cánh tay và cẳng tay.
- Dấu hiệu đau, ngứa râm ran có thể lan rộng lên về phía vai.
- Người mắc bệnh nặng còn có tình trạng đau cơ, yếu tay, chuột rút tay, dẫn đến làm việc khó khăn, khó thực hiện các động tác cơ bản như: dùng điện thoại, lái xe, cầm đũa, đọc sách….
- Bệnh ở giai đoạn nặng còn khiến khó cầm nắm đồ vật, cảm giác tê liệt bàn tay, mất nhận thức ở lòng bàn tay.
Hầu hết bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay không có chấn thương cụ thể nào trước đó. Các triệu chứng có thể diễn ra vào ban đêm, gia tăng cường độ đau nhức. Nếu bạn nhận thấy biểu hiện tê mỏi, đau tay tốt nhất nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay
Nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng ống cổ tay?
Các triệu chứng ống cổ tay như đau mỏi, tê nhức hình thành do nhiều yếu tố như:
- Do di truyền: Một số người có cấu tạo đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn bình thường, Đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép.
- Giới tính: Tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn 3 lần so với nam giới do cấu trúc đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn.
Công việc lặp đi lặp lại ống cổ tay: Những hành động lặp đi lặp lại của ống cổ tay trong thời gian dài sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép, gây sưng, đau. Trường hợp này thường xảy ra với người làm công nhân dây chuyền, tài xế lái xe, thợ thủ công, thợ cắt tóc, thợ làm bánh, thu ngân, nhạc công, nhân viên văn phòng….
- Vị trí tay và cổ tay: Khi thực hiện các hoạt động phải gập duỗi, uốn cong cổ tay và ban tay sẽ dẫn đến áp lực lên dây thần kinh.
- Thai kỳ: Nội tiết tố khi mang thai thường xuyên thay đổi gây sưng, viêm.
- Do một số bệnh lý như: viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, suy thận, rối loạn chức năng tuyến giáp….
- Do tổn thương tay: Người mắc viêm dây chằng, viêm khớp, đa dây thần kinh, viêm đơn dây, chấn thương cổ tay, gãy xương, trật khớp… gây áp lực đến dây thần kinh giữa.
Làm thế nào để giảm triệu chứng ống cổ tay?
Các triệu chứng ống cổ tay như đau nhức, tê mỏi làm người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể kê cho bạn một số đơn thuốc giảm đau, kháng viêm nhằm giảm giảm áp lực đến ống cổ tay. Một số người còn có thể dùng nẹp để giới hạn vận động khớp cổ tay, giảm đau nhanh.
Khi bệnh nặng, cử động khó khăn có thể phải thực hiện giải phẫu khớp cổ tay. Hiện nay có 2 phương pháp mổ ống cổ tay là mổ hở và mổ nội soi, giúp dây thần kinh không bị chèn ép, giảm đau và tê.
Điều trị các triệu chứng ống cổ tay cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc bừa bãi. Phương pháp điều trị cần căn cứ vào mức độ bệnh lý. Do vậy, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường nên sớm đi thăm khám để được tư vấn cụ thể.
-
Tê ngón tay, bàn tay do hội chứng ống cổ tay phải làm sao?
-
Có nên mổ ống cổ tay không? Bí quyết hay tránh tái phát bệnh
-
Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay áp dụng sao cho đúng?
-
Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị theo bác sĩ chuyên khoa
-
Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình có cần điều trị không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức