Thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay không nên dùng tùy tiện
Cơ chế và nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay
Khi giải phẫu ống cổ tay sẽ thấy ống cổ tay có rất nhiều gân gấp được bao bọc bời bờ xương ống cổ tay. Nằm giữa ống cổ tay sẽ có dây thần kinh giữa, chi phối hoạt động của ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út. Cấu trúc không co giãn linh hoạt khiến khi có lực chèn ép đến mạch máu nuôi dây thần kinh hoặc các hoạt động làm tăng áp lực đến dây thần kinh sẽ dẫn đến tổn thương dây thần kinh giữa, gây nên các triệu chứng: đau mỏi, tê bì tay. Những biểu hiện này được gọi chung là hội chứng ống cổ tay.
Vì vậy, những người có yếu tố công việc thường xuyên sử dụng cổ tay nhiều như: lái xe, giáo viên, nhân viên đánh máy, thợ may, công nhân dây chuyền… có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay. Ngoài ra, những người đái tháo đường, người nhiễm độc rượu mạn tính cũng dễ bị viêm đa dây thần kinh gây nên hội chứng ống cổ tay.
Giải phẫu hội chứng ống cổ tay
Thuốc Tây điều trị hội chứng ống cổ tay: Dùng đúng theo chỉ định
Để sử dụng thuốc Tây điều trị hội chứng ống cổ tay cần chú ý chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh để có đơn thuốc phù hợp nhất. Theo bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán hội chứng ống cổ tay được thực hiện như sau:
Triệu chứng lâm sàng: Tê bì, dị cảm, đau ở bàn tay và các ngón tay, đau nhiều về đêm hoặc teo cơ ở ngón cái.
- Dương tính với nghiệm pháp Tinel: Khi tiến hành gõ ống cổ tay trong tư thế duỗi thẳng cổ tay sẽ gây cảm giác đau hoặc tê giật các ngón tay.
- Dương tính với nghiệm pháp Phalen: Gấp cổ tay theo góc 90 độ trong thời gian 30s, sẽ thấy cảm giác tê đầu ngón tay.
- Đo thời gian tiềm dây giữa cảm giác lớn hơn 3,2ms và vận động lớn hơn 4,2 ms.
- Tốc độ dẫn dây truyền cảm giác nhỏ hơn 50m/s ở cổ tay.
- Kết quả siêu âm: tần số 12 HZ: CSA – I (Thiết diện cắt ngang đầu vào) lớn hơn 9,5mm2 và CSA – O (Thiết diện cắt ngang đầu ra) lớn hơn 9,2mm2.
Với trường hợp mắc bệnh nhẹ có thể điều trị bằng cách sử dụng nẹp ống cổ tay giúp giảm áp lực bên trong ống cổ tay.
Thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay theo Tây y chủ yếu dùng thuốc kháng viêm, giảm đau giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu chứ không có tác dụng điều trị triệt để. Các loại thuốc kháng viêm NSAIDs hoặc tiêm truyền corticoide tại chỗ giúp giảm viêm và giảm đau nhanh. Một số trường hợp có thể dùng thuốc tăng dẫn truyền dây thần kinh như: Nivalin, vitamin B, Nucleo CMP cũng được sử dụng.
Một số biện pháp điều trị hội chứng ống cổ tay
Thuốc Đông y điều trị hội chứng ống cổ tay
Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay là do dây thần kinh giữa bị chèn ép, khiến máu huyết lưu thông kém, gây nên các triệu chứng tê bì, đau mỏi cổ tay. Vì vậy, áp dụng các bài thuốc Y học cổ truyền giúp thông mạch, hoạt huyết, tán ứ được đánh giá chữa hội chứng ống cổ tay rất hiệu quả.
Đông y có rất nhiều thảo dược giúp tăng cường lưu thông máu huyết, tăng sức bền thành mạch như: Đương quy, Xuyên khung, Đan sâm, Hoa hòe…. Các bài thuốc đã được lưu truyền và ứng dụng hàng nghìn năm, mang lại hiệu quả lâu dài, giúp kích thích lưu thông máu, bổ máu huyết, rất tốt cho người mắc hội chứng ống cổ tay.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Điều trị càng sớm càng giúp khớp cổ tay phục hồi nhanh chóng, tránh được biến chứng teo cơ và giới hạn khả năng vận động.
-
Tê ngón tay, bàn tay do hội chứng ống cổ tay phải làm sao?
-
Có nên mổ ống cổ tay không? Bí quyết hay tránh tái phát bệnh
-
Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay áp dụng sao cho đúng?
-
Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị theo bác sĩ chuyên khoa
-
Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình có cần điều trị không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức