Mổ hội chứng ống cổ tay và những điều bất kì ai cũng phải biết
Tìm hiểu chung về mổ hội chứng ống cổ tay
Mổ hội chứng ống cổ tay là phương pháp điều trị được nhiều bác sĩ chuyên áp dụng. Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý rất nhiều người gặp phải, nhất là những đối tượng thường xuyên phải cử động khớp cổ tay hàng ngày. Một số giả thuyết khác còn cho rằng bệnh nhân từng xảy ra chấn thương như bong gân hoặc gãy xương cũng khiến tăng áp lực đến khớp cổ tay gây nên bệnh. Bệnh lý này còn gặp ở các bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, phụ nữ mang thai.
Cổ tay có cấu tạo gồm các gân gấp và các dây thần kinh giữa ở ngón tay. Xương cổ tay, dây thần kinh và các gân gấp có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nên bộ phận nào bị sưng viêm hoặc tổn thương sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến chức năng vận động của tay. Trong đó, dây thần kinh giữa là cơ quan dễ bị tổn thương nhất do cấu tạo nằm nông nhất. Bệnh nhân có các triệu chứng: ngứa, tê bì, đau nhức, yếu cơ tay.
Phương pháp điều trị ống cổ tay bằng nội khoa chủ yếu ngăn chặn các triệu chứng. Với các trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể tư vấn bạn thực hiện mổ hội chứng ống cổ tay. Phẫu thuật giúp tăng không gian cho các dây thần kinh và gân, giúp giảm đau và tăng cường chức năng vận động của tay.
Hình ảnh giải phẫu ống cổ tay
Mổ hội chứng ống cổ tay nên áp dụng cho đối tượng nào?
Thực tế không phải bất kì bệnh nhân nào mắc hội chứng ống cổ tay cũng nên thực hiện phẫu thuật. Mổ hội chứng ống cổ tay được khuyến cáo áp dụng cho những bệnh nhân điều trị nội khoa hoặc các biện pháp như vật lý trị liệu, dùng nẹp hoặc tiêm steroid không hiệu quả. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có cơ bàn tay bị teo nhỏ, yếu và đang phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng vận động tay cũng nên phẫu thuật.
Quy trình thực hiện phẫu thuật ống cổ tay
Hiện nay có 2 phương pháp mổ là: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật hở. Trong đó, phẫu thuật nội soi thời gian bình phục thường ngắn hơn phẫu thuật hở. Nếu không có gì bất thường, người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày.
- Mổ hở: Đây là phương pháp mổ truyền thống, bác sĩ sẽ thực hiện cắt lớp dây chằng ở cổ tay, để giảm chèn ép dây thần kinh. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, hiệu quả tốt nhưng mất nhiều thời gian để phục hồi và làm tăng nguy cơ để lại sẹo.
- Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ thực hiện mổ theo ngả nội soi, sau đó tiến hành đưa 2 ống thông vào qua vết rạch nhỏ ở cổ tay. Ống này có kích thước nhỏ, cấu trúc mỏng, bên trong có máy ảnh và các ống khác. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây chằng dựa trên hình ảnh thu nhận được từ màn hình. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao, thời gian phục hồi ngắn. Tuy nhiên, phẫu thuật cần kĩ thuật, máy móc hiện đại và đội ngũ chuyên môn có tay nghề cao.
Mổ hội chứng ống cổ tay
Mổ hội chứng ống cổ tay có gây biến chứng không?
Mổ hội chứng ống cổ tay có thể tiềm ẩn những nguy cơ như:
- Chảy máu, nhiễm trùng.
- Tổn thương mạch máu, dây chằng, gân cơ… và các cấu trúc cổ tay khác.
- Tổn thương dây thần kinh giữa.
- Làm tăng nguy cơ dị cảm như tê nhức, đau mỏi tay.
- Làm mất thẩm mỹ, sẹo xấu.
Sau khi mổ, nếu bạn nhận thấy các biểu hiện đau nhức, chảy máu bất thường ở vết mổ nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ can thiệp.
Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu thì hồi phục?
Tùy vào thể trạng của mỗi người mà thời gian phục hồi sau khi mổ là khác nhau. Sau khi mổ, bệnh nhân có thể trở về nhà ngay trong ngày, nhưng thời gian phục hồi các chức năng hoạt động có thể vài tuần đến vài tháng.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể tham khảo đeo nẹp vào cổ tay để hạn chế vận động hoặc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện hoạt động của khớp cổ tay.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý chế độ ăn uống, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, hoa quả, tránh các thực phẩm nhiều đường ngọt, hải sản, thịt chó, thịt bò… để vết thương mau lành.
Trên đây là những hiểu biết về mổ hội chứng ống cổ tay cho bạn tham khảo. Trước và sau khi mổ, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể hơn.
-
Tê ngón tay, bàn tay do hội chứng ống cổ tay phải làm sao?
-
Có nên mổ ống cổ tay không? Bí quyết hay tránh tái phát bệnh
-
Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay áp dụng sao cho đúng?
-
Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị theo bác sĩ chuyên khoa
-
Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình có cần điều trị không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức