Đau cổ tay là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Biểu hiện của đau cổ tay là gì?
Cấu tạo của cổ tay gồm có các nhóm gân và khớp giúp cân và điều khiển hoạt động của bàn tay. Phần khớp cổ tay rất dễ bị tổn thương, dẫn đến đau cổ tay. Đau cổ tay thường kèm theo triệu chứng sưng đỏ cổ tay, rối loạn vận động cảm giác. Trường hợp đau cổ tay do chấn thương, tai nạn… cường độ cơn đau có thể giảm dần sau khi sơ cứu hoặc nghỉ ngơi.
Đau cổ tay nếu không được điều trị có thể gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Đau cổ tay có thể gây giảm khả năng vận động của tay
Tổng hợp những nguyên nhân gây đau cổ tay
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến đau cổ tay cho bạn tham khảo:
- Do chấn thương vật lý: Theo phản xạ tự nhiên, khi va chạm vật lý, chúng ta thường giơ tay chống đỡ. Tùy vào mức độ va chạm mà cổ tay có thể bị tổn thương như: bong gân, trật khớp, rạn nứt xương.
- Do chấn thương khi chơi thể thao: Người thường xuyên tập luyện thể thao cường độ cao có thể khiến bàn tay và cánh tay dễ bị thương tổn. Bệnh nhân có thể bị viêm khớp, khiến đau cổ tay và xương khớp.
- Do hội chứng ống cổ tay: Người mắc hội chứng ống cổ tay thường có dấu hiệu đau cổ tay, tê bì bàn tay, rối loạn cảm giác ở bàn tay. Hội chứng ống cổ tay hình thành do dây thần kinh bị chèn ép, nếu không được điều trị đúng cách có thể gây đau nhức, khó chịu, khả năng vận động kém.
- Do lặp đi lặp lại hoạt động khớp cổ tay: Những người thường xuyên làm các công việc sử dụng khớp cổ tay nhiều như: lái xe, vận động viên, người chơi đàn, nhân viên đánh máy, thợ may… đều có thể gây đau cổ tay.
- Do viêm thấp khớp: Người mắc bệnh viêm thấp khớp không chỉ gây đau cổ tay mà còn đau đầu gối, đau cổ chân. Viêm thấp khớp không chỉ gây đau mà còn cản trở việc sinh hoạt hàng ngày.
- Do thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp có thể do khớp xương bị yếu, dẫn đến đau cổ tay, đau khớp gối.
Ngoài ra, đau cổ tay có thể do các nguyên nhân khác như: bị nổi hạch, sưng hạch, béo phì, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh Kienbock, đái tháo đường, bệnh Gout….
Đau cổ tay do hội chứng ống cổ tay
Người bị đau cổ tay cần phải làm gì? Có cần tới bệnh viện không?
Bị đau cổ tay có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm bớt khó chịu:
- Chườm lạnh cổ tay để giảm bớt sưng, đau.
- Dừng các công việc nặng nhọc hoặc việc thường xuyên phải sử dụng cổ tay để giảm bớt cơn đau.
Trường hợp đau cổ tay kéo dài, cần phải tới bệnh viện để thăm khám tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra độ sưng, đau, khả năng vận động… để có biện pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể tư vấn người bệnh thực hiện chụp X – quang, chụp CT, siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp cổ tay hoặc xét nghiệm thần kinh.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể tham khảo một số bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau cổ tay như:
- Bài tập 1: Bạn đứng hoặc ngồi, đặt 2 tay trước ngực, chắp tay vào nhau sao cho các ngón tay đến phần khuỷu tay áp vào nhau. Bạn giữ nguyên để lòng bàn tay áp sát rồi hạ 2 tay xuống phần hông, cho cánh tay và khuỷu tay xòe ra. Bạn giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút, sau đó nâng dần tay lên về vị trí ban đầu và lặp lại nhiều lần để có hiệu quả.
- Bài tập 2: Trong tư thế ngồi hoặc đứng, bạn đưa thẳng cánh tay phải ra trước mặt sao cho bàn tay vuông góc với cánh tay, các ngón tay hướng thẳng lên trần nhà. Tiếp tục, bạn dùng tay trái kéo ngón tay của bàn tay phải xuống phía dưới. Bạn giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó thả tay ra.
- Bài tập 3: Trong tư thế đứng, bạn đưa cảnh tay phải ra trước mặt, lòng bàn tay hướng phía sàn nhà. Bạn dùng tay trái kéo nhẹ các ngón tay ở tay phải theo chiều hướng về phía cơ thể. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút, sau đó thực hiện đổi bên với tay còn lại.
- Bài tập 4: Trong tư thế ngồi thẳng lưng, đặt 2 tay lên đùi, bạn hướng lòng bàn tay lên phía trần nhà. Sau đó, bạn tiếp tục khép các ngón tay và nắm tay lại. Tiếp tục, bạn giữ cẳng tay trên chân, thực hiện nâng nắm tay lên, hướng về phía cơ thể và uốn cong phần cổ tay. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút, rồi dần hạ nắm tay xuống đùi. Thực hiện liên tục nhiều lần để có hiệu quả.
- Bài tập 5: Trong tư thế ngồi thẳng lưng trên ghế, bạn đặt cánh tay ở dọc hông rồi thực hiện kéo căng cổ tay, đưa bàn tay lên trên cao, giữ nguyên tư thế trong khoảng 20s. Tiếp tục hạ tay xuống, thực hiện đều đặn 2 bên tay nhiều lần để đem lại hiệu quả.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến hội chứng đau cổ tay cho bạn tham khảo. Bạn có thể thực hiện các bài tập giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, cải thiện triệu chứng đau cổ tay. Nếu đau nhiều, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, tốt nhất bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
-
Tê ngón tay, bàn tay do hội chứng ống cổ tay phải làm sao?
-
Có nên mổ ống cổ tay không? Bí quyết hay tránh tái phát bệnh
-
Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay áp dụng sao cho đúng?
-
Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị theo bác sĩ chuyên khoa
-
Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình có cần điều trị không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức