Chèn ép dây thần kinh cổ tay là bệnh gì? Có tự khỏi không?

04:49 Ngày 29/08/2022
Chèn ép dây thần kinh cổ tay là một phần của bệnh lý hội chứng ống cổ tay, có thể gây đau tay, làm người bệnh vận động khó khăn. Bệnh nhân nên sớm đi thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu chung về hội chứng ống cổ tay

Chèn ép dây thần kinh cổ tay là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Căn bệnh này còn tên gọi tiếng Anh là Carpal Tunnel Syndrome. Hậu quả của chèn ép dây thần kinh cổ tay lâu ngày là gây tê, đau, làm giảm khả năng vận động của khớp tay. Bệnh có thể dẫn đến đau nhiều, làm người bệnh rất khó chịu.

Xã hội hiện đại, các công việc sử dụng ống cổ tay lặp đi lặp lại như: lái xe, nhân viên văn phòng…. Theo thống kê ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 50/1000 người mắc bệnh lý này và tỷ lệ đang ngày càng tăng cao.

Chèn ép dây thần kinh cổ tay

Chèn ép dây thần kinh ống cổ tay thường gặp ở nhân viên văn phòng 

Nguyên nhân nào gây chèn ép dây thần kinh cổ tay

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay là người thường xuyên làm việc lặp đi lặp lại ở ống cổ tay, người cao tuổi có khớp cổ tay hoạt động kém linh hoạt.

Cụ thể nguyên nhân dẫn đến chèn ép dây thần kinh cổ tay bao gồm:

- Nguyên nhân vô căn:

Ước tính 70% bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp viêm mao hoạt dịch, dẫn đến tăng áp lực ống cổ tay, làm chèn ép dây thần kinh giữa. Các triệu chứng này có thể giảm khi uống hoặc tiêm thuốc chống viêm.

- Nguyên nhân ngoại sinh:

Một số trường hợp bị chèn ép dây thần kinh cổ tay do biến dạng khớp và gây chấn thương vùng cổ tay như: gãy xương cổ tay, gãy đầu dưới xương quay, khớp giả xương thuyền, viêm khớp cổ tay, bệnh u tủy, Hemophilia, u nang hoạt dịch, u máu, u tế bào khổng lồ xương và bao gân….

- Nguyên nhân nội sinh:

Người bệnh có thể bị chèn ép dây thần kinh cổ tay do các yếu tố như: ứ dịch lúc mang thai, bệnh gout, suy giáp, viêm khớp dạng thấp, chạy thận nhân tạo….

Biểu hiện của chèn ép dây thần kinh cổ tay

Chèn ép dây thần kinh cổ tay do hội chứng ống cổ tay thường gây nên các triệu chứng như:

- Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân thường có cảm giác dị cảm, đau buốt, tê bì chân tay như có kim châm. Các ngón tay chịu sự chi phối của dây thần kinh giữa như: ngón cái, ngón giữa, ngón trỏ, ngón áp út đều bị dị cảm, đau tê. Các biểu hiện đau nhức thường kéo dài về đêm.

- Rối loạn khả năng vận động: Khi dây thần kinh giữa bị chèn ép sẽ dẫn đến chức năng vận động bị suy giảm. Người bệnh sẽ có các biểu hiện: cầm nắm đồ vật khó khăn, hay đánh rơi vật dụng, lái xe khó….

Phương pháp chẩn đoán chèn ép dây thần kinh cổ tay

Để chẩn đoán chèn ép dây thần kinh cổ tay, bác sĩ sẽ thực hiện thăm dò điện sinh lý thần kinh, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng như: dị cảm bàn tay, đau xương ống cổ tay, tê bì tay, mất hoặc vận động tay kém, đau tê tay nhiều vào ban đêm.

Ngoài ra, người bệnh còn được chẩn đoán dựa vào kết quả các nghiệm pháp:

- Nghiệm pháp Phalen: Người bệnh gấp 2 cổ tay vào góc 90 độ trong vòng 60 giây. Kết quả dương tính khi bệnh nhân xuất hiện hoặc có cảm giác bị chi phối bởi dây thần kinh giữa của bàn tay.

- Nghiệm pháp Tinel: Bác sĩ chuyên khoa dùng búa phản xạ hoặc dùng tay gõ vào ống cổ tay. Dương tính với nghiệm pháp khi kết quả thu nhận được sau khi gõ là cảm giác đau, tê ở vùng da bị chi phối bởi dây thần kinh giữa của bàn tay.

- Nghiệm pháp Durkan: Bác sĩ trực tiếp ấn ngón tay cái vào giữa nếp gấp cổ tay để làm tăng áp lực cổ tay. Kết quả dương tính khi cảm giác đau, tê gia tăng.

Nếu có ít nhất 1 trong 2 chỉ số vận động cảm giác dây thần kinh giữa cao hoặc dây thần kinh trụ có chỉ số cao hơn bình thường được xác định bệnh hội chứng ống cổ tay.

Chèn ép dây thần kinh ống cổ tay có tự khỏi không? 

Chèn ép dây thần kinh ống cổ tay do hội chứng ống cổ tay thường không thể tự hồi phục nếu không được điều trị đúng cách. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn biện pháp điều trị như sau:

- Phương pháp điều trị nội khoa: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm, kháng sinh hoặc dùng corticoid đường uống để giảm áp lực đến ống cổ tay.

- Dùng nẹp cổ tay: Biện pháp này có thể dùng cả ngày hoặc nẹp vào ban đêm, để dây thần kinh không bị chèn ép, hạn chế cơn đau.

- Điều trị ngoại khoa: Thường áp dụng cho các đối tượng có biểu hiện rối loạn cảm giác, teo cơ, hoặc điều trị bằng biện pháp nội khoa nhiều tháng không đỡ. Bác sĩ có thể tư vấn bạn phương pháp mổ nội soi để thực hiện cắt dây thần kinh giữa, làm nhanh các triệu chứng. 

Chèn ép dây thần kinh cổ tay

Mổ ống cổ tay là một trong những phương pháp điều trị bệnh 

Gợi ý chế độ sinh hoạt và ăn uống cho người mắc chèn ép dây thần kinh cổ tay

Với người mắc hội chứng ống cổ tay có thể tham khảo chế độ ăn uống như sau:

- Nghỉ ngơi, vận động đúng cách, giúp giảm áp lực đến khớp cổ tay.

- Nếu bạn đang làm công việc thường xuyên phải sử dụng ống cổ tay như: chuột máy tính, bàn phím… cần phải thay đổi cách làm để phù hợp nhất với cổ tay cảu mình, tránh làm căng, đau khớp cổ tay.

- Thư giãn cổ tay và bàn tay thường xuyên: Nên thực hiện co duỗi và xoa bóp cổ tay trong thời gian khoảng 10 đến 30 giây sau 1 tiếng làm việc bằng tay để làm giảm triệu chứng khó chịu.

- Ngồi đúng tư thế: Ngồi gù lưng, sai tư thế có thể khiến dây thần kinh vùng cổ bị ảnh hưởng, tác động xấu đến dây thần kinh ở bàn tay. Vì vậy, bạn nên ngồi thẳng lưng để giúp máu huyết lưu thông, giảm đau nhức.

Về chế độ dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên tránh các loại đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá…. Những chất kích thích này có thể tác động xấu đến xương khớp, làm ức chế quá trình hình thành tế bào xương mới, dẫn đến tăng cảm giác đau, viêm. Người bệnh cũng cần chú ý duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì, thừa cân. Chế độ ăn uống nên tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ ngọt, đồ nhiều muối và thức ăn nhanh.

Chèn ép dây thần kinh cổ tay là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Căn bệnh này đang ngày càng phổ biến. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng đau, tê mỏi cổ tay nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách.

Tags: Hội chứng ống cổ tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Chèn ép dây thần kinh cổ tay là bệnh gì? Có tự khỏi không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức