Biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay không phải ai cũng biết
1. Đau tại khu vực vết mổ
Đau là biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay thường gặp nhất. Những người thực hiện phương pháp mổ truyền thống thường đau nhiều hơn so với mổ nội soi bởi vết mổ dài.
Biểu hiện đau vết mổ thường xảy ra trực tiếp tại vị trí mổ. Tình trạng đau có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Cơn đau cũng có thể xảy ra ở cạnh vết mổ, nhất là ở vị trí dây chằng ngang kết nối với xương ống cổ tay. Nếu bạn thấy đau nhiều, không kiểm soát được cơn đau nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Đau cổ tay là biến chứng thường gặp nhất sau mổ hội chứng ống cổ tay
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:
Người bệnh sau mổ nên tránh mang vác các vật nặng, không hoạt động khớp cổ tay liên lục hoặc lặp đi lặp lại các cử động trong khoảng 4-6 tuần sau khi phẫu thuật.
Nếu bạn bị đau trụ ở vùng ống cổ tay nên thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa kết hợp nghỉ ngơi, massage tay hàng ngày để giảm đau. Thông thường, tình trạng đau trụ có thể phải kéo dài vài tháng sau mổ.
2. Tê bì, châm chích bàn tay
Tê bì, ngứa hoặc cảm thấy như bị kim châm vào bàn tay cũng là biến chứng phổ biến sau khi mổ hội chứng ống cổ tay. Nguyên nhân khiến phẫu thuật hội chứng ống cổ tay gây tê bì và ngứa tay là do:
- Khi phẫu thuật, khu vực dây chằng ngang với ống cổ tay không được giải phóng hết dẫn đến máu không lưu thông tốt.
- Bệnh gây chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay làm cho máu huyết không thông dẫn đến cảm thấy châm chích, tê bì như có kiến cắn.
Biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay này thường gặp ở những người thực hiện phẫu thuật nội soi. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng ngứa râm ran, tê nhức bàn tay, cổ tay.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:
Bạn nên tới cơ sở y tế để kiểm tra và chẩn đoán hoạt động của dây thần kinh giữa sau mổ. Ngoài ra, để giảm thiểu cơn khó chịu, bạn nên thực hiện các bài tập giúp tăng cường lưu thông máu đến khớp cổ tay hoặc massage phù hợp.
3. Nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm trùng là biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay không phổ biến nhưng vẫn có thể gặp ở cả bệnh nhân thực hiện phẫu thuật truyền thống và phẫu thuật nội soi. Nhiễm trùng thường hình thành do người bệnh không biết cách chăm sóc vết mổ, hoặc ăn uống các thực phẩm làm tăng nguy cơ lở loét. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng bao gồm: đau, lở loét, viêm mủ, chảy nước… ở vết mổ.
Chăm sóc vết mổ không đúng cách có thể gây nhiễm trùng
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:
Khi nhận thấy có biểu hiện nhiễm trùng người bệnh cần lập tức tới bệnh viện để được điều trị bằng kháng sinh ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng.
Người bệnh cũng nên tham khảo cách chăm sóc vết mổ hàng ngày, không tự ý bôi hoặc uống thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Về chế độ ăn uống, người bệnh không nên ăn các thực phẩm có thể làm tăng viêm, loét như: thịt gà, thịt bò, thịt chó, hải sản, đồ xôi nếp….
4. Tổn thương thần kinh
Thêm một biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay là tổn thương thần kinh. Mặc dù biến chứng này không phổ biến nhưng vẫn là nguy cơ được bác sĩ khuyến cáo theo dõi sau khi phẫu thuật. Tổn thương dây thần kinh giữa hay gặp nhiều ở phẫu thuật nội soi hơn phẫu thuật truyền thống. Biểu hiện của tổn thương dây thần kinh là ngón cái, hoặc cả bàn tay khó kiểm soát cơ, tê bì châm chích tay.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:
Tổn thương dây thần kinh sau mổ cần có thời gian dài để khắc phục. Người bệnh nên kiên trì thực hiện các bài tập vật lí trị liệu để khắc phục tình trạng này.
5. Hội chứng ống cổ tay tái phát
Tái phát bệnh cũng là biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay được bác sĩ khuyến cáo. Ước tính khoảng 10 – 15% bệnh nhân sau khi mổ sẽ bị tái phát hội chứng ống cổ tay. Mặc dù có thể giải quyết bằng phẫu thuật tiếp nhưng đa phần kết quả không khả quan.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:
Mổ hội chứng ống cổ tay chiếm tỉ lệ tái phát khá cao. Do vậy, người bệnh nên cân nhắc trước khi thực hiện. Ngoài ra, sau mổ cũng nên hạn chế các công việc phải lặp đi lặp lại ống cổ tay để giảm thiểu nguy cơ tái phát.
Như vậy, biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay khá phổ biến. Trước khi tiến hành mổ, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để ngăn chặn các biến chứng và có chế độ ăn uống, sinh hoạt cụ thể để bệnh mau lành.
-
Tê ngón tay, bàn tay do hội chứng ống cổ tay phải làm sao?
-
Có nên mổ ống cổ tay không? Bí quyết hay tránh tái phát bệnh
-
Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay áp dụng sao cho đúng?
-
Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị theo bác sĩ chuyên khoa
-
Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình có cần điều trị không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức