Viêm tĩnh mạch: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

03:08 Ngày 04/06/2020
Viêm tĩnh mạch là khi mạch máu từ các cơ quan dẫn truyền về tim bị tổn thương dẫn đến ảnh hưởng đến chức năng vận động, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
1. Viêm tĩnh mạch là gì?
 
Viêm tĩnh mạch là một dạng bệnh lý mạch máu ngoại biên. Hiểu một cách đơn giản đây là bệnh ảnh hưởng đến tĩnh mạch, chủ yếu ở tay và chân. Tĩnh mạch có vai trò dẫn truyền máu từ các cơ quan quay ngược trở về tim, khi chúng bị sưng, đau, viêm hay biến dạng về cấu trúc được gọi chung là viêm tĩnh mạch.
 
Viêm tĩnh mạch được chia làm 2 loại:
 
- Viêm tĩnh mạch nông: Các tĩnh mạch nông có kích thước rất nhỏ nằm ngay sát vùng da và có thể nhận biết bằng mắt thường. Viêm tĩnh mạch nông thường hình thành do các ngoại lực tác động như: tiêm chích, dẫn truyền dịch… Viêm tĩnh mạch nông thường nhẹ và chủ yếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
 
- Viêm tĩnh mạch sâu: Tĩnh mạch sâu nằm ở trong các khối cơ chân, tay và là nơi đảm nhiệm van tĩnh mạch tự động đóng mở để đưa máu quay trở lại tim. Viêm tĩnh mạch sâu thường hình thành do có cục máu đông trong lòng tĩnh mạch dẫn đến viêm loét da, thậm chí có thể gây thuyên tắc phổi dẫn đến tử vong đột ngột.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm tĩnh mạch là gì?

Bệnh viêm tĩnh mạch chủ yếu gặp ở chân vì chân thường có hệ tĩnh mạch dài, cấu tạo phúc tạp và chịu nhiều áp lực hơn. Người bệnh sẽ có các triệu chứng cơ bản như sau:
 
- Đau đớn vùng chi bị tổn thương.
 
- Xuất hiện các vết sưng tấy, phù nề ở chi bị bệnh.
 
- Màu da bị biến đổi.
 
- Khó khăn trong vận động.
 
- Tĩnh mạch nổi lên, nhất là viêm tĩnh mạch nông sẽ thấy tĩnh mạch cứng như sợi dây, đau khi sờ vào.
 
- Khi măc viêm tĩnh mạch sâu người bệnh còn có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn.
Các cấp độ và biến chứng của viêm tĩnh mạch

3. Nguyên nhân nào gây nên viêm tĩnh mạch

Viêm tĩnh mạch về cơ bản là do những yếu tố tác động như:
 
- Sử dụng kim tiêm thường xuyên, dẫn truyền ống thông vào tĩnh mạch dễ gây nên viêm tĩnh mạch nông.
 
- Viêm tĩnh mạch sâu thường do biến chứng sau phẫu thuật, gãy xương, ít vận động cơ thể…
 
- Những người mắc bệnh đông máu cũng tăng nguy cơ gây bệnh.
 
- Yếu tố di truyền cũng khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.
 
- Phụ nữ mang thai.
 
- Người thừa cân béo phì.
 
- Người nghiện thuốc lá…
 
Viêm tĩnh mạch cần được can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Càng phát hiện bệnh sớm bạn càng dễ dàng điều trị triệt để.
 
4. Chẩn đoán và điều trị viêm tĩnh mạch bằng cách nào?
 
- Chẩn đoán và điều trị viêm tĩnh mạch nông:
 
Chủ yếu chỉ cần xác định thông qua nguyên nhân gây bệnh. Nếu do đặt ống thông tĩnh mạch, sử dụng bơm kim tiêm chỉ cần hạn chế dùng sẽ khỏi. Trường hợp tĩnh mạch có nhiễm trùng chỉ cần dùng kháng sinh. Bệnh về cơ bản nếu được điều trị sớm sẽ rất nhanh khỏi, không gây biến chứng nghiêm trọng.
 
- Chẩn đoán và điều trị viêm tĩnh mạch sâu:
 
Chẩn đoán viêm tĩnh mạch sâu khá phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện siêu âm tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm để xác định tĩnh mạch có bị tắc nghẽn hay không, có huyết khối bên trong hay không. Ngoài ra, bạn cũng cần làm thêm các xét nghiệm máu chuyên khoa, chụp cộng hưởng từ để biết rõ về vị trí tắc nghẽn. 
 
Điều trị viêm tĩnh mạch sâu thường phối hợp thuốc chống đông máu để hạn chế hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch hoặc sử dụng thủ thuật phẫu thuật tĩnh mạch để loại bỏ cục máu đông. Bệnh thường phải điều trị lâu dài tuy nhiên vẫn có nhiều biến chứng nếu sử dụng thuốc quá lâu và bạn bắt buộc phải được tư vấn kĩ càng.

5. Làm thế nào để phòng ngừa viêm tĩnh mạch?

Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để phòng tránh viêm tĩnh mạch:
 
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu huyết.
 
- Vận động càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật.
 
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu.
 
- Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, thừa cân.
 
- Không hút thuốc lá.

Tĩnh mạch linh – Giải pháp cho người viêm tĩnh mạch

Tĩnh mạch linh - Hỗ trợ điều trị bệnh lý tĩnh mạch hiệu quả

Tĩnh mạch linh là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên của Y học cổ truyền như:
 
- Đan sâm, Xích thược, Đương quy: Vị thuốc giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu huyết, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau đớn do viêm tắc tĩnh mạch.
 
- Hoa hòe: Thảo dược giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức bền thành mạch.
 
- Thiên niên kiện: Dược liệu trị tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, giảm các triệu chứng sưng đau, phù nề ở vùng chi bị bệnh.
 
Tĩnh mạch linh được chiết xuất bằng công nghệ hiện đại từ những nghiên cứu khoa học cụ thể. Sản phẩm an toàn với người dùng, không gây tác dụng phụ. Tĩnh mạch linh được Bộ Y tế cấp giấy phép ban hành trên toàn quốc.
Tags: Điều Trị , Nguyên Nhân , Biến Chứng , Tĩnh mạch
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Viêm tĩnh mạch: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức