Từ A đến Z những điều cần biết về viêm tắc tĩnh mạch chân

03:37 Ngày 04/06/2020
Viêm tắc tĩnh mạch chân là tình trạng tĩnh mạch chân nổi to, ngoằn ngoèo không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến đau nhức, lở loét, hoại tử chân nếu không được điều trị đúng cách.

1. Viêm tắc tĩnh mạch chân là gì?

Đây là căn bệnh hình thành ở vùng tĩnh mạch chân, chủ yếu do tĩnh mạch bị thương tổn dẫn đến ảnh hưởng đến các mô mạch máu xung quanh.

Viêm tắc tĩnh mạch chân gây đau đớn, khó chịu, khó khăn trong vận động, sinh hoạt và còn có thể gây lở loét, hoại tử vùng chân nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh thường ảnh hưởng ở vùng cẳng chân, đùi, bắp chân.

2. Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch chân

 Trong tĩnh mạch chân có van tĩnh mạch thực hiện nhiệm vụ di chuyển máu từ các cơ quan quay ngược trở lại tim. Khi các van này bị thoái hóa, không đảm nhiệm được vai trò vốn có sẽ khiến tổn thương tĩnh mạch chân.

Một số yếu tố tác động dẫn đến bệnh viêm tắc tĩnh mạch chân như:

- Người cao tuổi có hệ tĩnh mạch yếu.

- Người ít vận động, thường xuyên phải đứng hoặc ngồi một chỗ.

- Người làm công việc mang vác nặng nhọc.

- Người béo phì, thừa cân.

viem-tac-tinh-mach-chan-1

Chân teo cứng vì viêm tắc tĩnh mạch

Những yếu tố tác động này sẽ khiến máu bị dồn xuống chân nhiều hơn, tĩnh mạch chân chịu áp lực lớn dẫn đến bệnh.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tắc tĩnh mạch chân

Người bệnh mắc viêm tắc tĩnh mạch chân sẽ có các dấu hiệu lâm sàng như sau:

- Đau tức chân.

- Chuột rút ở chân nhiều, nhất là vào ban đêm.

- Cảm thấy nặng chân, nhất là khi nằm hoặc đứng, ngồi lâu.

- Chân nổi các tĩnh mạch rất to và ngoằn ngoèo, sờ vào thấy cứng và đau.

- Đổi màu da chủ yếu là màu tím dưới da.

- Chân bị phù, mưng mủ, lở loét.

viem-tac-tinh-mach-chan-2

Hình ảnh chân phù nề do biến chứng viêm tắc tĩnh mạch

Người mắc viêm tắc tĩnh mạch chân cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm như hoại tử, cắt cụt chi.

4. Phương pháp chẩn đoán viêm tắc tĩnh mạch chân

- Phương pháp khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ thăm khám dựa trên các dấu hiệu lâm sàng của bệnh và chẩn đoán phân biệt với những dấu hiệu của tụ máu trong cơ hoặc do thoái hóa khớp.

- Kĩ thuật siêu âm:

Hình ảnh siêu âm sẽ giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương trong tĩnh mạch chân, có cục máu đông bên trong tĩnh mạch hay không. Dựa vào xác định vị trí tổn thương tĩnh mạch, mức độ tổn thương sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.

- Kĩ thuật đo áp lực tĩnh mạch sâu chi dưới:

Hoạt động của tĩnh mạch sâu rất quan trọng vì đây là nơi chứa van tĩnh mạch để đẩy máu từ chân về tim. Phương pháp đo áp lực tĩnh mạch sẽ cho thấy có tắc tĩnh mạch sâu không, nếu kết quả càng cao thì mức độ tắc nghẽn càng lớn.

-  Chụp X.quang tĩnh mạch chi dưới:

Bác sĩ sẽ dùng thuốc cản quang để bơm vào tĩnh mạch và chụp tĩnh mạch chân, khoeo chân và đùi. Thuốc được bơm vào xương gót chân và mu bàn chân sẽ giúp xác định hình ảnh tĩnh mach sâu. Phương pháp này giúp xác định mức độ giãn tĩnh mạch, vị trí tắc nghẽn của tĩnh mạch.

+ Phương pháp chụp siêu âm Doppler kép:

Biện pháp này thường được thực hiện kèm với kĩ thuật siêu âm Doppler và chụp siêu âm kiểu B (B-mode) để thấy rõ mạch máu nằm dưới da, tốc độ di chuyển máu và chẩn đoán mức độ giãn tĩnh mạch.

Xem thêm: Chế độ ăn hoàn hảo cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới

5. Phòng tránh viêm tắc tĩnh mạch chân

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bạn càng vận động chân nhiều sẽ càng giảm áp lực đến tĩnh mạch chân. Vì thế muốn phòng tránh bệnh cần chú ý:

- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu.

- Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều rau quả, chất xơ và vitamin.

- Tăng cường tập thể dục thể thao mỗi ngày.

- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.

Tĩnh mạch linh – Giải pháp cho người viêm tắc tĩnh mạch chân 

Tĩnh mạch linh cho bạn đôi chân khỏe mạnh

Tĩnh mạch linh được bào chế từ thảo dược tự nhiên của Y học cổ truyền có công dụng:

- Hỗ trợ tăng cường lưu thông máu huyết.

- Bồi bổ máu, tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.

- Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.

Thành phần của Tĩnh mạch linh bao gồm các thảo dược lành tính: Đan sâm, Xích thược, Đương quy, Hoàng kỳ, Hoa hòe giúp tăng cường bổ huyết, cải thiện hệ tuần hoàn và ngăn ngừa các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch. Tĩnh mạch linh còn gia giảm thêm Thiên niên kiện giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê tay tê chân, đau mỏi xương khớp. Thành phần Tĩnh mạch linh còn giúp bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa bệnh lý về tĩnh mạch.

Sản phẩm an toàn, không gây tác dụng phụ với người dùng. Mọi chi tiết thắc mắc về Tĩnh mạch linh xin liên hệ hotline: 0896.21.79.79 để được tư vấn.

Tags: Điều Trị , Nguyên Nhân , Tĩnh mạch
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Từ A đến Z những điều cần biết về viêm tắc tĩnh mạch chân
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức