Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới hiệu quả nhất

02:36 Ngày 02/06/2020
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới chủ yếu ảnh hưởng đến vùng chân, gây nên những triệu chứng đau nhức, ngứa chân, thậm chí có thể đỏ ửng, mưng mủ, lở loét.
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là gì?
 
Viêm tắc tĩnh mạch là căn bệnh hình thành do các van trong lòng tĩnh mạch không thực hiện được nhiệm vụ đóng – mở như bình thường, dẫn đến máu từ chân không thể di chuyển ngược trở lại tim. 
 
Viêm tắc tĩnh mạch không ảnh hưởng đến tính mạng ngay lập tức nhưng gây mất thẩm mỹ, đau đớn, mất khả năng vận động ở người bệnh, thậm chí có thể tử vong nếu hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch di chuyển lên phổi. Nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 60% bệnh nhân viêm tắc tĩnh mạch chi dưới biến chứng thành huyết khối tĩnh mạch gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Hầu hết các bệnh nhân thường phát hiện viêm tắc tĩnh mạch chi dưới rất muộn do chúng không có biểu hiện gì ở giai đoạn đầu. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh mà bạn cần đặc biệt chú ý để được thăm khám sớm:
 
- Đau đớn, bỏng rát ở vùng chân.
 
- Chân có sự thay đổi về màu sắc như đột ngột xanh, tím.
 
- Chân xuất hiện tĩnh mạch nổi rõ lên dưới da.
 
- Mất khả năng vận động chân, đau đớn khi di chuyển.
 
- Xuất hiện các vết viêm loét bất thường.
viem-tac-tinh-mach-chi-duoi-1
Hình ảnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới biến chứng gây lở loét chân
 
Viêm tắc tĩnh mạch thường gây đau đớn cho người bệnh. Khi bạn nhận thấy cơn đau ở vùng chân kéo dài tốt nhất nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị sớm.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Khi bạn tới các cơ sở y tế sẽ được chẩn đoán bệnh theo các bước sau:
 
- Xác định triệu chứng lâm sàng: Những dấu hiệu đau, sưng, nóng chân, nặng chân, chuột rút ở chân, nổi tĩnh mạch chân… là những biểu hiện cơ bản nhất của bệnh.
 
- Phương pháp siêu âm: Thông qua kĩ thuật siêu âm bác sĩ sẽ phát hiện những tổn thương trong lòng tĩnh mạch, tĩnh mạch có cục máu đông hay không…
 
- Phương pháp chụp CT hoặc RMIT: Biện pháp này thường được áp dụng khi bác sĩ nghi ngờ có cục máu đông ở lòng tĩnh mạch. Chụp CT sẽ giúp xác định kích thước và vị trí rõ ràng của chúng trong tĩnh mạch chân.
 
- Một số xét nghiệm chuyên sâu khác: Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm máu để biết rõ nguyên nhân gây bệnh có phải do bạn mắc bệnh lý đông máu hay không, xét nghiệm một số bệnh mãn tính để biết chính xác nguyên nhân dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch và điều trị đúng cách.

Điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới như thế nào?

Điều trị viêm tắc tĩnh mạch cần đảm bảo các mục tiêu là giúp máu lưu thông tốt nhất và ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Hiện nay có các phương pháp điều trị bệnh cụ thể như sau:
 
- Điều trị bằng Tây y:
 
+ Sử dụng thuốc chống đông: Thuốc chống đông máu thường được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dưới da. Các loại thuốc thường dùng là: heparin và heparin trọng lượng phân tử thấp. Loại thuốc này được chỉ định dùng trong vòng 5 – 7 ngày và kết hợp với thuốc kháng Vitamin K để chống đông máu theo đường uống. Khi dùng thuốc chống đông cần vô cùng thận trọng và phải thực hiện xét nghiệm thường xuyên vì chúng có thể gây tác dụng phụ là làm chảy máu bất thường. 
 
+ Băng chun áp lực hay tất áp lực y tế: Đây là các vật dụng chuyên khoa có tĩnh đàn hồi cao giúp tạo áp lực cho tĩnh mạch chi dưới để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
 
+ Phẫu thuật: Biện pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp rất nặng, có huyết khối trong lòng tĩnh mạch sâu. Bác sĩ sẽ phẫu thuật chèn ống dây và ống thông vào tĩnh mạch để làm tan cục máu đông và đặt ống lọc để ngăn ngừa cục máu đông di chuyển đến phổi. Phương pháp này có nhiều tác dụng phụ như: dễ gây nhiễm trùng, tổn thương tĩnh mạch, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không có trình độ chuyên môn cao.
 
- Điều trị viêm tắc tĩnh mạch bằng Đông y:
 
Y học cổ truyền gọi bệnh viêm tắc tĩnh mạch là bệnh huyết thuyên bế tắc tĩnh mạch viêm do rất nhiều nguyên nhân gây nên như: hàn thấp ngưng trệ, thấp nhiệt uất kết, can khí uất kết…
Đông y cũng có hàng chục bài thuốc kết hợp các thảo dược giúp tăng cường lưu thông máu huyết, bồi bổ máu, tác động vào các kinh, can, thận… để điều trị bệnh hiệu quả.
 
Hiện nay phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền đang được nhiều người tin dùng bởi ưu điểm ít tốn kém, không có tác dụng phụ và hiệu quả chữa bệnh từ gốc rễ.

Tĩnh mạch linh – Loại bỏ viêm tắc tĩnh mạch bằng thảo dược

viem-tac-tinh-mach-chi-duoi-2

Tĩnh mạch linh - Cơ hội cho đôi chân khỏe mạnh

Tĩnh mạch linh là sản phẩm được bào chế từ những dược liệu tự nhiên lành tính có công dụng điển hình như:
 
- Đan sâm, Xích thược, Bạch truật, Đương quy: Thảo dược giúp cải thiện tuần hoàn máu, bổ máu và tăng cường sức bền cho thành mạch.
 
- Hoa hòe: Vị thuốc tốt cho máu huyết, bảo vệ tĩnh mạch, mao mạch.
 
- Thiên niên kiện: Dược liệu “vàng” trị tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, loại bỏ những triệu chứng đau nhức do viêm tắc tĩnh mạch…
 
Tĩnh mạch linh tác động chủ yếu vào máu huyết, vừa góp phần bổ máu, vừa giúp tăng cường máu tới các cơ quan. Từ đó giúp bệnh tiêu tan từ gốc rễ, đem lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối.
 
Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt chất lượng rõ ràng trước khi đến với người tiêu dùng.
 
Tags: Điều Trị , Nguyên Nhân , Tĩnh mạch , Viêm tắc mao mạch
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới hiệu quả nhất
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức