Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới theo Đông y

02:31 Ngày 02/06/2020
Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc trị bệnh huyết thuyên bế tắc tĩnh mạch viêm được lưu truyền hàng nghìn năm và đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới theo Y học cổ truyền

Đông y gọi viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh huyết thuyên bế tắc tĩnh mạch viêm, thuộc phạm trù chứng ác mạch, xích mạch bệnh, thanh độc xà trong Y học cổ truyền.

Người bệnh thường có triệu chứng cơ bản là xuất hiện tĩnh mạch nổi lên như con giun bò, cứng và rất đau ở chân. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân hình thành và có các bài thuốc áp dụng đặc trị tùy vào các thể bệnh.

Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch chi dưới theo Đông y

Đông y quan niệm bệnh hình thành do các nguyên nhân sau:

- Do Thấp nhiệt uất kết:

Người bệnh ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo và đồ cay nóng khiến tỳ vị bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu ngày sẽ hóa thành nhiệt độc dồn xuống tĩnh mạch gây bệnh.

- Do Hàn thấp ngưng trệ:

Đông y cho rằng người bệnh nhiễm hàn thấp trong thời gian dài khiến chúng ngưng trệ trong mạch dẫn đến tổn thương khí huyết ở chân.

- Do can khí uất kết:

Người bệnh thường xuyên giận dữ, nóng nảy làm cho tiết huyết không thông, mạch lạc ứ trệ gây nên  bệnh.

- Do Tỳ mất chức năng kiện vận:

Người có công việc phải đứng lâu, ngồi lâu đều khiến cho tỳ khí hao kiệt, huyết thống không thông sinh ra đờm thấp gây cản trở mạch lạc.

- Do huyết mạch bị chấn thương:

Những người bị ngã, chấn thương chân đều khiến huyết ứ, tích tụ không tan lâu ngày dẫn đến bệnh.

Dấu hiệu bệnh viêm tắc tĩnh mạch theo Y học cổ truyền

Đông y phân loại nguyên nhân gây bệnh kèm theo các triệu chứng điển hình như sau:

- Mắc Thấp nhiệt uất kết:

Người bệnh cảm thấy nặng chân, tức vùng bụng chân, da mẩn đỏ, sợ nhiệt độ cao, thích lạnh, chán ăn, nước tiểu ít, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.

- Mắc Hàn thấp ngưng trệ:

Người bệnh bị nặng chân, ấn tay vào thấy lõm chân, sợ lạnh, da xanh xao, đau nhức nhối ở bắp chân, khó cử động chân, đi đứng khó khăn, ăn uống kém, lưỡi trắng bệch, mạch tế nhu.

viem-tac-tinh-mach-chi-duoi-1

Hình ảnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

- Mắc Tỳ vị hư nhược:

Triệu chứng điển hình là chân sưng đau, da trắng xanh, nhợt nhạt, khó vận động chân, đau tức vùng bụng trên, chân lạnh, đi ngoài phân lỏng, lưỡi rêu trắng, mạch trầm hoãn.

- Mắc Khí trệ huyết ứ:

Dấu hiệu lâm sàng người bệnh đau ngoài da, chân căng tức, da chân màu đỏ tím, cử động khó khăn, bắp chân nổi tĩnh mạch rõ, lưỡi có ban tím, mạch trầm tế.

- Mắc Can khí uất kết:

Người bệnh thấy đau vùng ngực, bụng, sườn, tâm trạng mệt mỏi, bồn chồn, lưỡi rêu trắng nhạt, có vết ban, mạch huyền sáp.

- Mắc Khí huyết lưỡng hư:

Bệnh nhân thấy đau chân, nổi tĩnh mạch, chân phù, nặng, có vết loét màu tím, lưỡi đỏ rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhược.

Dựa vào những nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng trên, Y học cổ truyền áp dụng rất nhiều bài thuốc trị viêm tắc tĩnh mạch hiệu quả.

Xem thêm: Chế độ ăn hoàn hảo cho người mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Bài thuốc trị viêm tắc tĩnh mạch trong Đông y

  1. Bài thuốc trị Thấp nhiệt uất kết

- Bài thuốc Tỳ giải thấm thang gia giảm:

Tỳ giải                            15g             Ý dĩ                      15g

Hoàng bá                       12g             Xích phục linh      15g

Đan bì                            12g             Trạch tả                10g

Hoạt thạch                     10g            Thông thảo                    12g

-  Cách dùng: Sắc thuốc uống ngày 1 thang. Lưu ý có thể gia giảm thêm các vị khác như Kim ngân hoa, Liên kiều nếu nhiệt nhiều, Hồng hoa, Nguyên hồ, Đào nhân nếu đau nhức quá nhiều. Bài thuốc này có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ máu huyết.

2. Bài thuốc trị Hàn thấp ngưng trệ

- Bài thuốc Thực Tỳ Ẩm gia giảm:

Bạch truật                      15g             Phục linh                        15g

Mộc qua                         12g             Hậu phác                       12g

Thảo đậu khấu               12g             Đại phúc bì                    15g

 Mộc hương                    15g             Phụ tử (chế)                   12g

 Can khương                  10g             Cam thảo                       6g

 Sinh khương                 10g             Đại táo                           3 quả.

- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

3. Bài thuốc trị Khí trệ huyết ứ

- Bài thuốc Hoạt huyết thông mạch thang gia giảm:

Đương quy                     30g             Đan sâm                        30g

Ngân hoa                       30g            Xích thược                     9g

Đào nhân                       9g               Ngưu tất                         9g

Nhũ hương                     9g               Một dược                       9g

 Xuyên sơn giáp             9g               Huyền hồ sách                9g

 Kê huyết đằng               15g

- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần sau ăn.

4. Bài thuốc trị Tỳ vị hư nhược

- Bài thuốc Hương sa Lục quân tử thang gia giảm:

Đảng sâm                       10g             Bạch truật                      10g

Phục linh                        10g             Hoàng kỳ                       10g

Mộc hương                     10g             Đan sâm                        15g

Nhẫn đông đằng            15g             Hoạt huyết đằng             15g

 Trần bì                          6g               Sa nhân                          6g

Hà thủ ô                         12g             Đương quy                      12g

- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang. Lưu ý cho tất cả các vị thuốc vào trước, đổ 500ml nước, đến khi gần cạn còn 150ml thì mới cho Sa nhân vào. Uống ngày 3 lần trước khi ăn.

5. Bài thuốc trị Can khí uất kết

- Bài thuốc Phục nguyên hoạt huyết thang gia giảm:

Sài hồ                            20g             Đương quy                     15g

Thiên hoa phấn              12g             Đào nhân                       12g

Hồng hoa                       12g             Xuyên sơn giáp             12g

Đại hoàng                      6g               Cam thảo                      6g

- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

6. Bài thuốc trị Khí huyết lưỡng hư

- Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm:

Bạch chỉ                         9g               Nhục quế                       9g

Địa long                         12g             Xuyên khung                 9g

Đương quy                     12g             Bạch thược                     15g

Đẳng sâm                       15g             Hoàng kỳ                       30g

- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Tĩnh mạch linh – Đem đến hiệu quả từ thảo dược Đông y

viem-tac-tinh-mach-chi-duoi-2

Tĩnh mạch linh - Giải pháp cho người viêm tắc tĩnh mạch

Các bài thuốc của Y học cổ truyền chú trọng sử dụng các thảo dược tốt cho máu huyết và cải thiện chức năng tuần hoàn máu rõ rệt như: Đan sâm, Xích thược, Hoàng kỳ, Đương quy… Những thảo dược này cũng là thành phần chính của Tĩnh mạch linh đem lại công dụng:

  • Hỗ trợ bồi bổ máu huyết.
  • Tăng cường chức năng tuần hoàn máu.
  • Tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn, viêm tắc tĩnh mạch.

Ngoài ra, Tĩnh mạch linh còn gia giảm thêm các vị thuốc Hoa hòe, Thiên niên kiện giúp giảm nhanh các triệu chứng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp hiệu quả.

Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang mềm rất tiện lợi cho người dùng. Tĩnh mạch linh đem lại hiệu quả cao, an toàn với người dùng.


 

Tags: Điều Trị , Viêm tắc mao mạch
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới theo Đông y
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức