Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp đắp thuốc của Đông y

04:38 Ngày 05/06/2020
Một số bài thuốc đắp bên ngoài vết thương hay vùng chân bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới của Y học cổ truyền cũng đem lại hiệu quả điều trị rất tốt.
1. Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch chi dưới theo Y học cổ truyền
 
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh hình thành do tĩnh mạch ở chân bị thương tổn. Lâu ngày nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến chân sưng phù, biến dạng, tĩnh mạch nổi to, đau đớn, lở loét, mất khả năng vận động, thậm chí có thể phải phẫu thuật cắt bỏ vùng chi bị bệnh.
 
Y học cổ truyền lí giải nguyên nhân dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch chi dưới cụ thể như sau:
 
- Do Thấp nhiệt uẩn kết: Khi người bệnh ăn uống không lành mạnh, thường ăn thực phẩm cay, nóng lâu ngày sẽ khiến cho tỳ vị kém đi, uất nhiệt hình thành dẫn đến hỏa độc phát ra ở tay, chân gây nên bệnh.
 
- Do Hàn thấp ngưng trệ: Người bệnh bị cảm hàn, nhiễm hàn không được điều trị dẫn đến kinh mạch ứ đọng, tổn thương dương khí làm khí huyết ở chân không được lưu thông dẫn đến bệnh.
 
- Do Can khí uất kết: Người bệnh tâm lý luôn bất an, dễ cáu gắt làm khí uất, huyết mạch đều bị ứ đọng.
 
- Do Tỳ khí hao kiệt: Người làm việc nặng nhọc, đứng hoặc ngồi quá lâu hay không vận động lâu ngày đều khiến tỳ hư dẫn đến không thông khí huyết.
 
- Do chấn thương huyết mạch: Những thương tổn do chấn thương chân, phẫu thuật chân đều khiến tổn hại đến tĩnh mạch, máu không thông được dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch.
 
Như vậy nguyên nhân chính của bệnh viêm tắc tĩnh mạch theo Đông y là do khí huyết không được điều hòa.
dieu-tri-viem-tac-tinh-mach-chi-duoi-bang-phuong-phap-dap-thuoc-cua-dong-y-1
Các cấp độ biến chứng của viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

2. Dấu hiệu nhận biết viêm tắc tĩnh mạch theo Đông y

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh sẽ là gốc rễ gây ra các triệu chứng bệnh lý điển hình như sau:
 
- Mắc Thấp nhiệt uẩn kết: Người bệnh có triệu chứng đau tức vùng chân, da chân sưng đỏ, sợ nóng, thích lạnh, nổi mạch máu dưới da, luôn cảm thấy khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác. 
 
- Mắc Hàn thấp ngưng trệ: Người bệnh có dấu hiệu chân lõm xuống, nặng nề, sợ lạnh, da xanh xám, đau đớn, khó cử động, lưỡi rêu trắng, mạch tế nhu.
 
- Mắc Khí trệ huyết ứ: Bệnh nhân có biểu hiện đau đớn bên ngoài da, tức chân, màu sắc da chân tím đỏ, bắp chân nổi rõ tĩnh mạch, căng cứng, lưỡi có ban tím, mạch trầm tế.
 
- Mắc Tỳ vị hư nhược: Bệnh nhân có tỳ vị kém, da vàng xanh, chân nặng, bụng chướng, duỗi chân đau, khó vận động, lưỡi rêu trắng, mạch trầm hoãn.
 
- Mắc Can khí uất kết: Bệnh nhân thấy đau tức vùng ngực, bụng, hông sườn, xuất hiện các vết tĩnh mạch nổi lên, lưỡi rêu trắng, mạch huyền sáp. 
 
- Mắc Khí huyết lưỡng hư: Người bệnh thấy chân xuất hiện tĩnh mạch nổi rất to, màu da chân biến đổi, chân nặng nề, có vết loét,  lưỡi rêu đỏ, mạch trầm nhược.
 
Nhờ việc phân loại nguyên nhân và biểu hiện bệnh lý cụ thể nên điều trị viêm tắc tĩnh mạch theo Đông y cũng đem lại hiệu quả cao do sử dụng đúng thảo dược trị bệnh. Bên cạnh ứng dụng những dược liệu giúp tác động vào can, tỳ, làm lưu thông máu huyết, bồi bổ máu, các lương y còn khuyên người bệnh nên phối hợp sử dụng thuốc đắp bên ngoài chân để đạt kết quả tốt nhất.

3. Thuốc đắp trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

- Bài thuốc đắp trị Thấp nhiệt uẩn kết: 
 
+ Áp dụng bài thuốc Kim Hoàng Cao:
 
Đại hoàng                    3200g                Hoàng bá                3200g
 
Khương hoàng            3200g                Bạch chỉ                  3200g
 
Nam tinh                     1280g                Trần bì                      1280g
 
Thương truật              1280g                 Xuyên phác             1280g 
 
Cam thảo                    1280g                Thiên hoa phấn         6400g 
 
+ Cách dùng: Đem nghiền nhỏ các vị thuốc trên. Khi dùng cho thêm hành sống, rượu, dầu vừng hòa chung với Kim hoàng tán để tạo thành cao đắp bên ngoài chân.
 
+ Công dụng: Giúp tiêu nhiệt trừ thấp rất tốt.
 
- Bài thuốc đắp trị Hàn thấp ngưng trệ:
 
+ Áp dụng bài thuốc: Hồi dương ngọc long cao có thành phần: Bạch chỉ, Nam tinh, Nhục quế, Sinh khương, Thảo ô (sao), Xích thược (sao).
 
+ Cách dùng: Đem tán nhỏ, hòa với rượu nóng để bôi vào chỗ đau.
 
+ Công dụng: Giúp ôn kinh hoạt huyết, giảm đau xương khớp, lạnh chân tay.
 
- Bài thuốc đắp trị Khí trệ huyết ứ, Tỳ vị hư nhược, Can khí uất kết:
 
+ Áp dụng bài thuốc Xung hòa cao:
 
Bạch chỉ                   80g             Độc hoạt sao          40g
 
Tử kinh bì sao         20g            Xích thược                80g
 
Xương bồ               80g.
 
+ Cách dùng: Đem tán nhỏ, hòa chung với rượu đắp vào vết sưng đau.
 
+ Công dụng: Giúp hoạt huyết tiêu thũng, sơ phong, tán hàn.
 
- Bài thuốc đắp trị Khí huyết lưỡng hư:
 
+ Thành phần:
 
Long cốt                      60g                Hoàn đơn            60g 
 
Đương quy                 60g                Độc hoạt               60g 
 
Khương hoạt              60g 
 
+ Cách dùng: Đem tán nhỏ các vị thuốc trên, bổ sung thêm hương dầu trộn vào để bôi bên ngoài chân.
 
+ Công dụng: Giúp hoại huyết, chữa lành vết thương ngoài da.

Tĩnh mạch linh – Sản phẩm bào chế từ thảo dược giúp đôi chân khỏe mạnh 

dieu-tri-viem-tac-tinh-mach-chi-duoi-bang-phuong-phap-dap-thuoc-cua-dong-y-2

Sản phẩm Tĩnh mạch linh hỗ trợ trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Bên cạnh ứng dụng các bài thuốc bôi trên bạn nên kết hợp sử dụng Tĩnh mạch linh – sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ những dược liệu quý của Đông y giúp hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường sức bền thành mạch. 
 
Thành phần của Tĩnh mạch linh bao gồm: Đan sâm, Xích thược, Đương quy, Hoàng kỳ, Hoa hòe, Thiên niên kiện… đều là những thảo dược cực tốt trong bồi bổ máu, tăng cường lưu thông máu huyết, cải thiện hệ tuần hoàn máu và hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch. Nhờ đó Tĩnh mạch linh hỗ trợ giảm nguy cơ và cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch được rất nhiều người sử dụng. 
 
Sản phẩm được Bộ y tế kiểm duyệt về chất lượng và cho phép ban hành trên toàn quốc.
Tags: Điều Trị , Nguyên Nhân , Tĩnh mạch
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp đắp thuốc của Đông y
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức