Chữa viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp châm cứu
04:30 Ngày 05/06/2020
Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới có thể được điều trị kết hợp bằng phương pháp châm cứu để cải thiện những biến chứng sưng, phù, lở loét, hoại tử chân.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Tĩnh mạch chi dưới đảm nhiệm vai trò quan trọng là dẫn truyền máu từ chân quay trở lại tim. Khi chức năng này không được thực hiện do tĩnh mạch bị viêm, có cục máu đông sẽ gây nên các triệu chứng của bệnh như:
- Đau tức chân, chuột rút chân.
- Cảm thấy nặng chân, nhất là khi vừa nằm hoặc ngồi hay đứng lâu.
- Đau nhiều khi bệnh nhân đi lại.
- Chân xuất hiện các tĩnh mạch nổi lên rất to.
- Khi bệnh trở nặng sẽ gây biến đổi màu da, chủ yếu là màu đỏ, tím.
- Các tĩnh mạch nổi lên khi sờ thấy có dạng cứng và đau.
- Nặng nề hơn sẽ thấy phù chân, lở loét, nhiễm trùng và rất khó khăn trong vận động chân.
Các giai đoạn biến chứng của viêm tắc tĩnh mạch
Viêm tắc tĩnh mạch là căn bệnh có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào. Khi mới chớm bệnh hầu hết các bệnh nhân đều không cảm thấy triệu chứng gì rõ rệt, vì vậy khi thấy xuất hiện các tĩnh mạch nổi dưới da và chân đau nhức bạn cần lập tức đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
2. Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch chi dưới theo Đông y
Đông y gọi bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là chứng “thoát thư”. Bệnh hình thành chủ yếu do những nguyên nhân cụ thể dưới đây:
- Do Thấp nhiệt uẩn kết: Đây là nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc ăn uống. Người bệnh ăn quá nhiều chất béo và đồ cay nóng sẽ dẫn đến tỳ vị không được điều hòa, lâu ngày hóa thành nhiệt dồn xuống huyết mạch dẫn đến bệnh.
- Do Hàn thấp ngưng trệ: Người bệnh nhiễm hàn thấp không được điều trị dẫn đến tổn thương dương khí, khí huyết ngưng trệ dẫn đến bệnh.
- Do Can khí uất kết: Bệnh nhân tâm tính bất thường, dễ cáu gắt, nóng giận dẫn đến huyết mạch trì trệ, ứ đọng gây bệnh.
- Do Tỳ khí hao kiệt: Người phải đứng hay ngồi quá lâu, làm việc bê vác nặng nhọc đều khiến tỳ khí bị thương tổn dẫn đến máu huyết đến tứ chi bị ứ đọng dẫn đến bệnh.
- Do Thương tổn huyết mạch: Người có tiền sử bị chấn thương ở vùng chân, phải phẫu thuật chân cũng khiến huyết ứ đọng không tan dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch.
3. Điều trị viêm tắc tĩnh mạch bằng phương pháp châm cứu
Theo y học cổ truyền, châm cứu cũng là biện pháp an toàn giúp cải thiện các dấu hiệu đau nhức chân, giúp cho máu huyết được điều hòa.
Dưới đây là một số cách châm cứu thường dùng để điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới:
- Châm cứu tác động các huyệt Cách du, Thái uyên. Ngoài ra còn bổ sung châm cứu ở tay các huyệt Khúc trì, Hợp cốc, Khúc trạch, Nội quan kết hợp với vùng chân có các huyệt Tam âm giao, Âm lăng truyền.
- Bổ sung châm cứu huyệt đạo vùng hông ngực giúp cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị chứng Thấp nhiệt uẩn kết như: Dương lăng tuyền, Nội quan, Châm bình bổ bình tả.
- Điều trị chứng Hàn thấp trở kết ở những bệnh nhân có dấu hiệu sợ lạnh, chân nặng, sưng phù, đau đớn, không co duỗi được, ăn uống kém, lưỡi rêu trắng, mạch Tế nhu cần tác động vào các huyệt đạo: Xung dương, Ngoại quan, Huyết hải, Mệnh môn, Túc tam lý, Châm xung dương. Tác động các huyệt này sẽ giúp tán hàn, khứ thấp, thông huyết.
- Điều trị chứng Huyết mạch ứ trở ở bệnh nhân máu huyết điều hòa không đều đặn lâu ngày gây bệnh cần tác động vào huyệt Tam âm giao, Dương lăng tuyền, Cách du, Ngoại quan, Huyết hải để hoạt huyết thông kinh.
- Điều trị chứng Nhiệt độc thương âm khiến mạch máu bế tắc, đau nhức chân tay, tâm trạng mỏi mệt, mạch huyền sáp cần tác động huyệt Khúc trì, Chiếu hải, Nội đình, Hợp cốc, Đại chùy để thanh nhiệt giải độc cơ thể, đả thông máu huyết.
- Điều trị chứng Thấp nhiệt độc thịnh ở những bệnh nhân có dấu hiệu nặng chân, người âm ỉ sốt, vùng bệnh đổi màu da sang đỏ, tím, tĩnh mạch nổi rõ, lưỡi rêu vàng, mạch Hồng sác cần tác động huyệt Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền, Nội đình, Túc tam lý, Khúc trì, Hành gian.
- Điều trị chứng khí huyết lưỡng hư khiến bệnh nhân có tĩnh mạch nổi to, bắp chân sưng phù, nặng nề, da lở loét cần tác động các huyệt đạo Can du, Thận du, Tỳ du, Trung quản, Túc tam lý… để hạn chế đau đớn, làm cho huyết mạch thông lạc.
4. Lưu ý khi châm cứu điều trị viêm tắc tĩnh mạch
- Bạn cần châm cứu đủ thời gian, khoảng mỗi ngày 30 phút, lặp đi lặp lại nhiều ngày.
- Phương pháp châm cứu đòi hỏi cần phải có trình độ chuyên môn cao.
- Châm cứu cần kết hợp với sử dụng các thảo dược tự nhiên của Y học cổ truyền để đạt kết quả cao nhất.
Tĩnh mạch linh – Sản phẩm hỗ trợ mang lại đôi chân khỏe mạnh
Tĩnh mạch linh hỗ trợ điều trị viêm tắc tĩnh mạch hiệu quả
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới khiến bạn đau đớn, lo lắng? Hãy thử sử dụng Tĩnh mạch linh – sản phẩm được bào chế 100% từ những thảo dược tự nhiên với công dụng như sau:
- Đan sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Xích thược: Thảo dược giúp bồi bổ máu, tăng cường lưu thông máu huyết đến các cơ quan trong cơ thể, ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
- Hoa hòe: Dược liệu giúp bổ máu, bảo vệ thành mạch.
- Thiên niên kiện: Vị thuốc trị tê bì chân tay, đau nhức xương khớp.
Tĩnh mạch linh giúp bạn loại bỏ nỗi lo bệnh lý về tĩnh mạch, mao mạch nhờ cơ chế tác động vào máu huyết, cải thiện hệ tuần hoàn máu và giúp tăng cường sức bền thành mạch. Sản phẩm an toàn với người dùng, không gây tác dụng phụ.
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Chữa viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp châm cứu
Điểm trung bình: 0 / 5
(0 lượt đánh giá)
Bài viết khác:
-
Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi
-
Phương pháp điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến nhất hiện nay
-
Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với bệnh nhân ung thư như thế nào?
-
Nhận biết thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch tránh biến chứng đột tử
-
Top 4 biện pháp hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà
Xem thêm
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức