Vì sao phải điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh ngay cả khi không đau không sưng tinh hoàn?

03:25 Ngày 23/09/2021
Giãn mạch thừng tinh là căn bệnh gây giãn và xoắn tĩnh mạch bất thường nhưng rất phổ biến ở nam giới. Thực tế có nhất thiết phải điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh hay không? Hãy cùng nghe bác sĩ chuyên khoa giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!.

Bài viết liên quan:

Đau sưng, tức tinh hoàn trái là bệnh gì? Có cần điều trị không?

Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Cấu tạo và nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh

Cấu tạo thừng tinh là ống dẫn bao bọc quanh tinh hoàn. Bên trong thừng tinh có các ống dẫn tinh, mạch máu và dây thần kinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý khi tĩnh mạch nằm trong thừng tinh giãn nở, nổi lên ngoằn ngoèo, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Bệnh có thể xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn, nhưng đa phần ở bên trái nhiều hơn bên phải.

Nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch thừng tinh là do các van tĩnh mạch nhỏ bên trong bìu hoạt động kém, không đảm nhiệm được vai trò đóng mở van tự động ngăn cho máu chảy ngược về tim. Điều này dẫn đế hệ quả là máu ứ đọng trong tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở lên, làm nhiệt độ tinh hoàn tăng cao và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Một số nguyên nhân hiếm gặp nữa là giãn tĩnh mạch thừng tinh do áp lực từ khối u ở vùng bụng gây nên.

Vì sao phải điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hình ảnh siêu âm tĩnh mạch thừng tinh 

Điểm danh 3 cấp độ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hiện nay, giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 3 mức độ với các dấu hiệu lâm sàng như:

- Cấp độ 1: Hầu như không nhận thấy biểu hiện gì khác thường nhưng khi đi siêu âm, chụp mạch máu hoặc thực hiện kĩ thuật khám Valsava thì phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh.

- Cấp độ 2: Người bệnh có thể nhìn thấy rõ và sờ thấy búi tĩnh mạch trong tư thế đứng thẳng người.

- Cấp độ 3: Bạn nhận thấy cơn đau tinh hoàn nhiều hơn khi nằm xuống. Đau nhiều, sưng, phù tinh hoàn, kết hợp với nổi tĩnh mạch, kèm theo một số rối loạn sinh tinh.

Hầu hết bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh phát hiện và điều trị muộn do giai đoạn sớm không có biểu hiện gì khác thường.

Vì sao phải điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Mô phỏng 3 cấp độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nhất thiết phải điều trị không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không thể tự khỏi nếu không có biện pháp điều trị thích hợp. Bệnh để lâu còn là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng như:

- Tĩnh mạch bị ứ máu khiến nhiệt độ trong bìu tăng cao, dẫn đến số lượng và chất lượng tinh trùng đều suy giảm, từ đó gây khó thụ thai.

- Tuổi dậy thì mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh còn khiến tinh hoàn teo nhỏ, làm tăng nguy cơ vô sinh.

Trên thực tế, 85% nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn có khả năng thụ thai tự nhiên. Mặc dù vậy, bệnh khiến đấng mày râu đau nhức tinh hoàn, khó chịu, suy giảm chức năng tình dục. Bệnh càng để lâu càng gây nên các triệu chứng khó chịu và khó điều trị.

Tốt nhất khi có các vấn đề như giãn búi tĩnh mạch, khó chịu ở tinh hoàn, tinh dịch đồ thấy số lượng tinh trùng thấp, khó thụ thai… bạn nên đi thăm khám ở bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn.

Vì sao phải điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Búi tĩnh mạch nổi lên do giãn tĩnh mạch thừng tinh 

Có chữa khỏi tận gốc giãn tĩnh mạch thừng tinh hay không?

Khi bạn đi thăm khám, tùy thuộc vào tình hình bệnh lý nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn điều trị bằng thuốc hoặc tham khảo các biện pháp phẫu thuật.

Hầu hết giãn tĩnh mạch thừng tinh không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa, dùng thuốc Tây y hoặc Đông y. Hiện nay, sử dụng các thảo dược tự nhiên của Y học cổ truyền giúp bổ máu huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giúp bền thành mạch là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất được nhiều người tin dùng.

Với các trường hợp nặng như: vô sinh, rối loạn sinh tinh, chất lượng tinh trùng kém do giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ được tư vấn phẫu thuật như: nội soi ổ bụng, vi phẫu, mổ cắt tĩnh mạch, đặt bóng hoặc vòng xoắn trong tĩnh mạch… Biện pháp phẫu thuật thường có chi phí cao và khả năng tái phát lớn nên bạn hãy cân nhắc kĩ.

Ngoài việc tuân thủ điều trị theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh bạn cũng cần chú ý:

- Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

- Tránh các hoạt động thể lực mạnh sẽ gây áp lực đến vùng bìu và dương vật khiến bạn đau đớn hơn.

- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không mặc đồ lót chật chội.

- Không tắm nước nóng ảnh hưởng đến nhiệt độ tinh hoàn.

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá….

Như vậy, giãn tĩnh mạch thừng tinh dù ở cấp độ nào cũng nên có biện pháp điều trị thích hợp để ngăn chặn các biến chứng. Phát hiện và điều trị càng sớm, thời gian điều trị càng ngắn nên bạn hãy chú ý đến các bất thường để kịp thời đi thăm khám nhé!.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Vì sao phải điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh ngay cả khi không đau không sưng tinh hoàn?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức