Đau sưng, tức tinh hoàn trái là biểu hiện của bệnh gì? Có cần điều trị không?
Bài viết liên quan:
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có điều trị được không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng có con không?
Top "thủ phạm” gây đau sưng, tức tinh hoàn trái
1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Cấu tạo cơ quan sinh dục của người đàn ông gồm dương vật và 2 tinh hoàn. Hệ tuần hoàn máu từ tim xuống tinh hoàn lưu thông qua các tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch lưu thông máu kém, khiến máu ứ đọng bên trong lâu ngày sẽ gây nên hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đa số người mắc bệnh nhận thấy các cơn đau tức ở bìu bên trái nhiều hơn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh rất phổ biến, ước tính gặp ở khoảng 10 – 15% nam giới tuổi dậy thì và 40% bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng vô sinh, khó có con. Lí do là bởi bệnh không chỉ gây khó chịu, đau nhức mà còn có thể dẫn đến suy giảm chức năng sinh tinh.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh thường do van bên trong tĩnh mạch bị suy giảm chức năng. Cũng có giả thuyết cho rằng tĩnh mạch tinh đổ sai vào vùng tĩnh mạch chủ bụng hoặc tĩnh mạch thận trái hoặc do khối u vùng tiểu khung, u sau phúc mạc ở bụng dẫn đến tăng áp lực cho vùng tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ nhẹ thường không có biểu hiện rõ ràng. Đa phần bệnh nhân khi đi thăm khám có biểu hiện đau, sưng tức vùng bìu, teo nhỏ tinh hoàn, làm cản trở quá trình sinh tinh, suy giảm chất lượng tinh trùng dẫn đến khó thụ thai.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
2. Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn thường do vi khuẩn, nhiễm trùng hoặc bệnh lý lây lan qua đường tình dục. Người bệnh thường có biểu hiện đau nhiều ở tinh hoàn trái hoặc phải. Tùy vào từng nguyên nhân mà có thể kèm theo các triệu chứng khác như sưng đỏ, ngứa, nổi nốt…. Bệnh khiến bạn khó chịu, suy giảm khả năng tình dục.
3. Xoắn tinh hoàn
Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn là do tinh hoàn có khả năng tự xoay quanh trục, dẫn đến lượng máu đến tinh hoàn bị hạn chế. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội, khiến phần bìu sưng to. Ở phần tinh hoàn bị xoắn thường có kích cỡ to hơn bên còn lại.
4. Thoát vị bẹn
Đau tức tinh hoàn cũng là dấu hiệu của thoát vị bẹn. Bệnh khiến vùng bìu tinh hoàn to lên, đau nhức, nhất là khi chạy nhảy. Thoát vị bẹn có thể phải thực hiện phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân bị đau tinh hoàn không kèm theo sưng, cơn đau gia tăng khi bạn nằm xuống. Đây là bệnh lý phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành.
Hình ảnh thoát vị bẹn gây đau sưng tinh hoàn
5. Ung thư tinh hoàn
Thêm một nguyên nhân khiến đau sưng, tức tinh hoàn là do ung thư tinh hoàn. Bạn sẽ nhận thấy khối u hình thành ở mặt sau hoặc đỉnh của tinh hoàn, sờ vào thấy đau nhói và cứng. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm.
Một số triệu chứng đi kèm với đau sưng tức tinh hoàn
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân thường có các dấu hiệu nhận biết bất thường ở tinh hoàn như:
- Hơi đau mỗi khi chạm vào tinh hoàn.
- Tinh hoàn sưng lên, hơi phồng.
- Cơn đau nhiều ở một bên.
- Phần bìu dương vật khi chạm tay vào thấy cứng và đau.
- Tinh hoàn phù lên, cơn đau có thể lan rộng xuống phần đùi, khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
- Một số người còn kèm theo biểu hiện người cảm thấy ớn lạnh, sốt cao.
Đối với giai đoạn mãn tính, khi bạn có bệnh lâu mà không được điều trị sẽ khiến các triệu chứng đau sưng gia tăng như:
- Sưng to ở cả hai bên tinh hoàn, phù nề, đau đớn nhiều, nghỉ ngơi, nằm ngồi đều thấy đau hơn.
- Teo nhỏ tinh hoàn, dẫn đến ảnh hưởng chức năng sinh lý (rối loạn cương dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm….).
- Tinh dịch có lẫn máu, mủ, mùi hôi tanh.
- Ngứa, khó chịu ở lỗ sáo.
Những triệu chứng trên khiến bạn stress, căng thẳng, lo lắng. Ngoài ảnh hưởng đến đời sống tình dục, bệnh còn đe dọa sức khỏe sinh sản, khiến chất lượng tinh trùng kém, khó thụ thai.
Viêm tinh hoàn gây đau nhức, phù nề tinh hoàn
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Đau, sưng, tức tinh hoàn là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý ở cơ quan sinh dục như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn…. Tốt nhất bạn nên đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt khi phát hiện những bất thường ở bìu, dương vật như: một bên tinh hoàn có biểu hiện to hơn, sưng, phù nề, đau nhức, có nổi nốt, khó chịu, nổi tĩnh mạch ở bìu….
Hầu hết các triệu chứng đau, sưng tinh hoàn nếu phát hiện sớm sẽ điều trị hiệu quả va nhanh chóng. Bạn tuyệt đối không nên chủ quan, để bệnh kéo dài ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe sinh sản và hạnh phúc gia đình.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức