Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu thì hồi phục?
Bài viết liên quan:
Tổng hợp 5 tác hại thường gặp của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở độ tuổi nào?
Thời gian phục hồi sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu?
Trong trường hợp quy trình mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh diễn ra an toàn, bác sĩ có chuyên môn, trình độ kĩ thuật cao, đáp ứng cơ địa của bạn tốt thì sức khỏe của bệnh nhân có thể nhanh chóng phục hồi. Cụ thể là:
1. Hết đau tinh hoàn sau bao lâu?
Ước tính khoảng 48 tiếng phẫu thuật, bạn đã có thể đi lại, hoạt động bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyên rằng bạn chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, không nên vận động nặng, không tập thể dục thể thao và tránh quan hệ tình dục trong thời điểm này.
Hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt sưng và tức tinh hoàn sau 2 ngày phẫu thuật. Tuy nhiên, một số người vẫn có cảm giác đau khi sờ vào bên bìu và tình trạng này sẽ tiêu tan chỉ sau 1 vài ngày. Trừ trường hợp chảy máu, nhiễm trùng cần phải liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
2. Chứng bìu chảy xệ sẽ hết trong bao lâu?
Trong quá trình mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ đụng chạm đến các mô và tổ chức bên trong khiến tăng nguy cơ bị phù nề, đau tinh hoàn, chảy xệ da bìu. Bác sĩ chuyên khoa cho rằng khoảng 7 – 10 ngày, các vết sẹo sẽ liền lại, khu vực bìu cũng giảm căng tức và tinh hoàn tiếp tục sinh tinh như bình thường.
Cấu tạo của tinh hoàn và các tĩnh mạch thừng tinh
3. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu thì có thể sinh hoạt bình thường?
Phải mất khoảng 30 – 35 ngày, vết mổ của bạn về cơ bản mới phục hồi và bạn có thể trở lại sinh hoạt, lao động bình thường. Tuy nhiên, sau thời gian này bạn cũng nên sắp xếp lịch hẹn, tái khám theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa để xem xét các vấn đề xung quanh tinh hoàn.
Yếu tố nào quyết định phục hồi nhanh hay chậm sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Thực tế, thời gian hồi phục của mỗi người là hoàn toàn khác nhau do thể trạng, cơ địa, sức khỏe và sự lựa chọn phương pháp mổ khác nhau. Cụ thể:
- Cơ địa, sức khỏe: Với những người mắc bệnh nhẹ, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời đương nhiên bệnh sẽ khỏi nhanh hơn.
- Lựa chọn phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh: Hiện nay có 4 phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh gồm: mổ hở, mổ nội soi, mổ vi phẫu, mổ truyền thống…. Và mỗi phương pháp lại có ưu, nhược điểm khác nhau. Đa phần mổ vi phẫu thường nhanh khôi phục sức khỏe và vết mổ hơn là mổ truyền thống hoặc mổ hở.
- Lựa chọn cơ sở điều trị: Khi bạn chọn chữa bệnh ở cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên môn, ứng dụng kĩ thuật hiện đại, trang thiết bị y tế được cập nhật thì nguy cơ tác dụng phụ sau mổ giảm nhiều hơn và hiệu quả điều trị cũng cao hơn.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh: Sau khi mổ bạn kiêng cữ theo lời bác sĩ dặn, ăn uống lành mạnh, tâm lý vui vẻ, lạc quan sẽ giúp bệnh sớm khỏi.
Như vậy, thời gian phục hồi sức khỏe sau khi thực hiện mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Sẽ có nhiều bệnh nhân sớm khỏe khoắn hơn dự kiến, nhưng cũng có nhiều người gặp phải nhiều biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách.
Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cơ thể khỏe mạnh
Sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần làm gì?
Muốn khôi phục sức khỏe nhanh, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, bạn cần lưu ý một vài điều nhỏ dưới đây:
- Bạn nên nghỉ ngơi tại bệnh viện điều trị ít nhất 48 tiếng sau mổ; không nên đi lại nhiều, mặc quần áo rộng rãi.
- Sau mổ bạn thấy triệu chứng đau vết mổ, sưng bìu, rỉ máu có thể dùng băng gạc hoặc bông băng đắp lên vết mổ; băng gạc này cần được thay thế thường xuyên.
- Vệ sinh vết mổ và cơ quan sinh dục đúng cách, không tắm lâu, không tắm nước nóng và tránh tiếp xúc với nước ngay sau mổ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều sữa tươi, trái cây, ngũ cốc, rau củ quả, ăn chín uống sôi.
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá, chất kích thích sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Tránh lao động nặng nhọc ngay sau khi phẫu thuật, không quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng sau mổ.
- Giữ tâm lý vui vẻ, không stress, căng thẳng.
- Dùng thuốc kháng sinh tránh nhiễm trùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc hay dùng thuốc.
- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.
- Nếu bất thường nhận thấy các biểu hiện đau đớn quá mức, chảy nhiều máu, vết mổ thâm đen, bầm tím, có mùi hôi, sưng bìu to… cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao lâu thì khỏi?”. Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm để chăm sóc sức khỏe sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức