Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên chơi thể thao không?
Xem thêm:
Có nên mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng có con không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây rối loạn cương dương không?
1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra khi tĩnh mạch hoặc các đám rối tĩnh mạch bị xoắn giãn hơn mức bình thường. Bệnh khiến bạn cảm thấy đau tức vùng bìu, tinh hoàn, nhất là khi vận động hoặc khi đứng hay ngồi quá lâu.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:
- Do chấn thương.
- Do hệ thống van tĩnh mạch phần bìu bị thương tổn.
- Do tĩnh mạch co giãn quá mức, máu không luân chuyển được.
Tĩnh mạch thừng tinh co giãn quá độ
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Nam giới có thể bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, tinh trùng kém, vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh. Khi nhận thấy những bất thường ở cơ quan sinh dục như các tĩnh mạch nổi lên dưới bìu, đau ở phần bìu, tinh hoàn biến dạng bạn nên lập tức đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm khác.
2. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên chơi thể thao không?
Chơi thể thao là bộ môn ưa thích của nhiều nam giới. Tuy nhiên, khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh bạn không nên chơi thể thao bởi các lí do sau:
- Trường hợp mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh do chấn thương cần hạn chế tối đa mang vác nặng, không chơi thể thao để tránh đau nhức cơ quan sinh dục.
- Các môn thể thao, vận động nặng sẽ khiến búi tĩnh mạch bị co giãn hơn mức bình thường. Nhất là những môn nam giới yêu thích như bóng đá, bóng rổ, cầu lông… còn có thể khiến bạn bị đau hơn sau khi vận động.
Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa bạn nên hạn chế mang các vận nặng, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu hay chơi thể thao trong quá trình điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh.
3. Sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên chơi thể thao không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nhiều cấp độ khác nhau. Ở cấp độ nhẹ, người bệnh không cảm thấy đau, không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản thì các bác sĩ chủ yếu áp dụng nội khoa.
Đối với trường hợp bệnh nặng, biến dạng tinh hoàn, đau đớn phần bìu, chất lượng tinh trùng giảm, khó có con bác sĩ có thể khuyên bạn phẫu thuật mổ nội soi, mổ thắt tĩnh mạch hoặc mổ rạch bên nếp bẹn để thắt hoặc cắt tĩnh mạch bị giãn.
Sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh người bệnh nên kiêng vận động thể dục thể thao ít nhất 1 tháng. Sau khi ổn định sức khỏe có thể đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Các môn thể thao như chạy điền kinh, bơi lội, đá bóng… chỉ nên thực hiện sau khi bạn tái khám và không cảm thấy đau tức vùng bìu.
Xem thêm: Pháp trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm Y học cổ truyền
4. Chế độ sinh hoạt cho người giãn tĩnh mạch thừng tinh
Ngoài việc kiêng vận động mạnh, người bệnh mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng cần chú ý:
- Kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh (nhất là trước và sau khi mổ).
- Bổ sung nhiều nước, rau xanh, hoa quả, hạn chế tối đa các món ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá rất có hại cho tĩnh mạch và chất lượng tinh trùng.
- Không tắm nước nóng vì nhiệt độ cao làm tĩnh mạch thừng tinh giãn nở và đau đớn hơn.
Không dùng rượu bia, chất kích thích
Tĩnh mạch linh – Tin vui cho người giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh điều trị bằng Y học cổ truyền là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh. Đông y cho rằng nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là do hàn thấp xâm nhập, máu huyết không thông dẫn đến bệnh. Vì vậy chú trọng vào máu huyết, giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu và tăng cường sức bền cho thành mạch sẽ giúp cải thiện bệnh lý từ tận gốc rễ.
Tĩnh mạch linh hỗ trợ giảm nhanh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Tĩnh mạch linh áp dụng bài thuốc cổ phương Ngọc Bình phong tán của Y học cổ truyền với tác dụng tăng cường chính khí cơ thể, bổ sung sức đề kháng, ngăn ngừa hàn thấp xâm nhập. Mặt khác, Tĩnh mạch linh gia giảm thêm các thảo dược quý, hỗ trợ tăng cường máu huyết như: Đan sâm, Xích thược, Ngưu tất, Đương quy và tăng độ bền cho thành mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch như: Hoa hòe.
Tĩnh mạch linh chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đạt chuẩn GMP và được Bộ Y tế kiểm duyệt, cấp phép. Sản phẩm không gây tác dụng phụ cho người dùng.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức