Giải đáp thắc mắc: Có nên mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh?

07:23 Ngày 06/08/2020
Phẫu thuật mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những biện pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Nhưng ít bệnh nhân biết rằng 50% mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng tái phát trở lại. Vậy có nên mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh? Phương pháp nào giúp bạn điều trị triệt để căn bệnh khó nói ở nam giới này? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh gặp ở nam giới, không nguy hiểm đến tính mạch nhưng lại đe dọa tới khả năng sinh sản. Thống kê cho thấy khoảng 16% nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh và 40% trong số các bệnh nhân phải đối diện với tình trạng vô sinh nam.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra khi các tĩnh mạch ở thừng tinh bị co giãn quá mức, máu không thể đẩy ngược về tim. Nguyên nhân có thể do tĩnh mạch tinh bị chèn ép quá độ hoặc van tĩnh mạch ở bộ phận này bị tổn thương.

gian-tinh-mach-thung-tinh-1

Hình ảnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Người bệnh mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh thường có các triệu chứng:

- Đau ở vùng dưới bìu, cơn đau nặng nề hơn vào chiều tối hoặc sau khi ngồi làm việc quá lâu.

- Cảm thấy vùng trên bìu bị trùng xuống.

- Biến dạng phần bìu, hai bên tinh hoàn to và dày hơn.

- Cảm nhận thấy tĩnh mạch ở bìu nổi lên rõ rệt.

Lí giải nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng khi máu ứ đọng ở tinh hoàn sẽ làm tăng nhiệt độ trong bìu dẫn đến chất lượng tinh trùng giảm rõ rệt gây khó thụ tinh.

Có nên phẫu thuật mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm các cấp độ như sau:

- Giai đoạn 0: Người bệnh không nhận thấy bất kì các dấu hiệu cụ thể nào nhưng khi làm xét nghiệm có thể phát hiện bệnh.

- Giai đoạn 1: Các búi tĩnh mạch xuất hiện ở bìu nhưng không gây đau đớn.

- Giai đoạn 2: Khi đứng thẳng các búi tĩnh mạch to hơn và nặng nề hơn.

- Giai đoạn 3: Bệnh vẫn chưa có triệu chứng cụ thể, nhìn bằng mắt thường sẽ thấy phần búi tĩnh mạch dày và cứng hơn.

- Giai đoạn 4: Búi tĩnh mạch bị giãn tối đa, kéo trễ phần bìu xuống, tinh hoàn bị sưng lên, đau đớn khi vận động.

Hầu hết các bệnh nhân phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nhận thấy các cơn đau nhiều và rõ rệt. Tuy nhiên bạn nên làm các xét nghiệm về tinh trùng, đo độ giãn tĩnh mạch để biết có nên phẫu thuật mổ hay không. Thông thường trường hợp nhẹ người bệnh có thể điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y hoặc Đông y. Bệnh ở giai đoạn nặng mới nên phẫu thuật. 

Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên rằng mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ nên áp dụng khi chỉ số tinh dịch của bạn bất thường, bạn cảm thấy rất đau đớn và kích thước tinh hoàn bị biến dạng, bạn bị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương do giãn tĩnh mạch thừng tinh. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ giúp cải thiện chất lượng tinh trùng.

Kết quả sau mổ khoảng 69% bệnh nhân sẽ có khả năng có thai tự nhiên sau 2 năm. Tuy nhiên, khoảng 50% bệnh nhân sau mổ có khả năng tái phát bệnh. Do vậy, bạn nên cân nhắc kĩ trước khi tiến hành phẫu thuật mổ.

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay

1. Điều trị nội khoa bằng Tây y

Các bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc trị giãn tĩnh mạch thừng tinh kết hợp với các loại thuốc cải thiện chất lượng tinh trùng.

2. Phương pháp phẫu thuật

Hiện nay phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ đảm nhiệm vai trò:

- Xử lí hệ thống tĩnh mạch thừng tinh.

- Giúp bảo tồn động mạch tinh và động mạch ống dẫn tinh để tránh teo tinh hoàn sau mổ.

- Bảo tồn ống dẫn tinh, bạch mạch.

Hình thức phẫu thuật bao gồm:

- Phẫu thuật nội soi để thắt tĩnh mạch thừng tình.

- Phương pháp tắc mạch can thiệp (chi phí tốn kém hơn bình thường, khả năng tái phát là 11%).

- Mổ thắt tĩnh mạch thừng tinh (khả năng tái phát lên tới 45%).

- Phẫu thuật truyền thống qua đường bẹn (khả năng tái phát là 50%).

Sau khi mổ người bệnh sẽ có các triệu chứng cảm thấy căng tức vùng bìu, sưng nề tấy đỏ hoặc có dịch ở vết mổ, đau họng, nôn, táo bón… Sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh người bệnh cần tuân thủ cách thức ăn uống, không chơi thể thao và tái khám sau khoảng 1 tháng.

3. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng Đông y

Y học cổ truyền cho rằng người mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh thuộc bệnh lý Âm nang huyết thũng (bệnh lý ở bìu dái sưng phù và ứ huyết) và hoàng sán (sưng tinh hoàn).

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là do hàn thấp, thấp nhiệt khiến lượng máu chảy về thận trái suy giảm rõ rệt hoặc do té ngã tổn thương dẫn đến bệnh. Vì vậy nguyên lí điều trị của Y học cổ truyền là sử dụng thảo dược tự nhiên giúp hoạt huyết, tán ứ, hành khí kết hợp với tăng cường sức bền thành mạch thì bệnh sẽ nhanh phục hồi.

Tĩnh mạch linh – Giải pháp cho người giãn tĩnh mạch thừng tinh

gian-tinh-mach-thung-tinh-2

Tĩnh mạch linh - giải pháp cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Tĩnh mạch linh là sản phẩm được bào chế dựa vào bài thuốc cổ Ngọc bình phong tán giúp tăng cường chính khí cơ thể, làm cho phong hàn không xâm nhập được. Ngoài ra còn chứa các thành phần đem lại công dụng như sau:

- Đan sâm, Xích thược, Ngưu tất, Đương quy: Giúp hoạt huyết, giảm áp lực đến van tĩnh mạch, ngăn ngừa suy tĩnh mạch.

- Hoa hòe: Thảo dược tăng cường bồi bổ máu huyết cho cơ thể, tăng sức bền thành mạch.

- Thiên niên kiện: Giảm nhanh các triệu chứng sưng đau cho suy tĩnh mạch.

Tĩnh mạch linh được bào chế dựa trên dây chuyền đạt chuẩn GMP, không gây tác dụng phụ đối với người dùng. Ngoài việc sử dụng Tĩnh mạch linh mỗi ngày, bạn nên kết hợp ăn uống điều độ, không sử dụng chất kích thích, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế chơi thể thao, mang vác vật nặng, không tắm nước quá nóng… để đạt kết quả tốt nhất.

Dưới đây là video chia sẻ của bạn Đức (26 tuổi, ở Hà Nội) về quá trình chạy chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh của mình. Bạn đã đi thăm khám ở nhiều nơi, làm xét nghiệm tinh dịch đồ, uống thuốc Tây không đỡ.

Xét nghiệm tinh dịch đồ của C.V. Đức

Giấy ra viện ở Bệnh viện Việt Đức

May mắn gặp được Tĩnh Mạch Linh đã giúp bạn lấy lại tự tin trong cuộc sống:

Bạn Huy (30 tuổi) từng rất hoang mang khi biết tin mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh. Huy chia sẻ đã dùng đủ các loại thuốc, thuốc Tây có, thuốc nam có... nhưng phần bìu vẫn sưng, nhức mỏi. Nhất là vào buổi tối cảm giác đau rất khó chịu, sờ vào thấy nổi tĩnh mạch như sợi mì. Dưới đây là video chia sẻ của bạn: 

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Giải đáp thắc mắc: Có nên mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức