Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 1 có khỏi được không?
Bài viết liên quan:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây rối loạn cương dương không?
Khi nào nên phẫu thuật mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh?
90% giãn tĩnh mạch thừng tinh ở bên trái
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng tĩnh mạch bao bọc phần bìu và tinh hoàn bị giãn ra một cách bất thường. Bạn có thể nhìn thấy rõ các búi tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, lâu dài tinh hoàn của nam giới chảy xệ xuống.
Thực tế nam giới có thể bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cả hai bên, nhưng 90% mắc bệnh ở bên bìu trái và chỉ 10% bị bệnh ở cả 2 bìu. Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu là thanh thiếu niên và thanh niên.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh được đánh giá không nguy hiểm tới tính mạng nhưng trực tiếp đe dọa đến chức năng sinh sản ở nam giới. Ước tính khoảng 40% tỉ lệ vô sinh nam là do giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Giãn tĩnh mạch chủ yếu ở phần bìu bên trái
Vì sao giãn tĩnh mạch thừng tinh rất phổ biến
Y học hiện đại cho rằng nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh là do các yếu tố như:
- Van tĩnh mạch bị suy yếu khiến cho máu không thể lưu thông, lâu dần sẽ khiến tinh hoàn bị teo dần lại.
- Do máu trong tĩnh mạch trào ngược vào tĩnh mạch tinh, khiến hệ thống tĩnh mạch ở phần bìu giãn ra, tạo thành búi tĩnh mạch nổi lên như chiếc đũa.
Ngoài ra, giãn tĩnh mạch thừng tinh còn do yếu tố công việc của bạn phải đứng hoặc ngồi quá lâu khiến mạch máu trong cơ thể không được điều hòa.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 1 nhẹ nhưng cần điều trị sớm
Nhận biết giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 1
Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 cấp độ, trong đó cấp độ 1 thường không có biểu hiện gì khác biệt, chỉ phát hiện bị bệnh khi đi thăm khám, siêu âm.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 1 rất khó phát hiện do bệnh vẫn đang ở giai đoạn nhẹ, bạn chỉ nhận thấy cơn đau nhẹ, hoặc thăm khám bằng kĩ thuật mới phát hiện được búi tĩnh mạch nhỏ.
Đa số người bệnh phát hiện muộn khi ở cấp độ 2, 3 với các triệu chứng như:
- Tĩnh mạch thừng tinh nổi to, ngoằn ngoèo, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Bạn có thể sờ thấy rõ búi tĩnh mạch nổi to.
- Đau tinh hoàn, đau từ quặn thắt đến dữ dội.
- Nhìn thấy phần da bìu căng bóng, xuất hiện các sợi tia máu đỏ hoặc tím.
- Bên bẹn có thể nổi hạch, gây đau cho người bệnh.
- Bạn có thể kèm theo triệu chứng đi tiểu buốt, tiểu rát, căng tức phần bìu và gốc dương vật.
Mặc dù giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 1 là giai đoạn sớm của bệnh, nhưng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng như:
- Teo nhỏ tinh hoàn: Khi tĩnh mạch thừng tinh giãn ra sẽ khiến nhiệt độ tinh hoàn tăng lên, lâu ngày khiến kích thước tinh hoàn teo nhỏ lại so với bên khỏe mạnh.
- Gây suy giảm chức năng sinh lý: Bệnh có thể khiến hormone sinh dục suy giảm rõ rệt, làm tăng các vấn đề rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
- 40% vô sinh nam do giãn tĩnh mạch thừng tinh: Lí do là bởi bệnh khiến nhiệt độ tinh hoàn tăng cao sẽ dẫn đến hệ quả số lượng và chất lượng tinh trùng kém, làm giảm khả năng thụ thai.
Kĩ thuật siêu âm chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 1 như thế nào?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh được đánh giá là mối lo lắng của không ít nam giới. Tốt nhất khi ở giai đoạn đầu bạn nên điều trị càng sớm càng tốt để tiết kiệm chi phí và ngăn chặn những biến chứng đến khả năng sinh sản.
Cấp độ 1 là giai đoạn sớm của bệnh nên bác sĩ sẽ áp dụng điều trị bằng thuốc nội khoa. Hiện Y học hiện đại chưa có thuốc đặc trị bệnh này, chỉ có thuốc chống viêm, giảm đau và chống đông máu nhưng các loại thuốc này thường để lại nhiều tác dụng phụ đến Gan, Thận nếu dùng lâu dài.
Vì vậy, giãn tĩnh mạch thừng tinh được nhiều bác sĩ khuyến khích sử dụng thảo dược tự nhiên có công dụng tăng cường lưu thông máu, bổ máu và tăng sức bền thành mạch. Đây là cách tốt nhất giúp máu huyết được điều hòa, ngăn ngừa ứ đọng trong tĩnh mạch, giúp loại bỏ giãn tĩnh mạch thừng tinh tận gốc.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức