Bí quyết chăm sóc sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bài viết liên quan:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây rối loạn cương dương không?
Khi nào nên phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Lưu ý chăm sóc sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý hình thành khi tĩnh mạch bao quanh tinh hoàn giãn ra dẫn đến đau nhức, tổn thương chức năng tinh hoàn. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được áp dụng do những đối tượng:
- Chất lượng và số lượng tinh trùng kém, khiến khả năng thụ thai giảm sút, tăng nguy cơ vô sinh.
- Biến dạng tinh hoàn, bên bị bệnh teo nhỏ hẳn so với bên còn lại, đau, sưng tinh hoàn.
- Biến chứng của bệnh gây xuất tinh sớm, rối loạn cương dương… làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, hạnh phúc gia đình và khả năng thụ thai tự nhiên.
Nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch thừng tinh là do van tĩnh mạch bao bọc tinh hoàn không đảm nhiệm được vai trò lưu thông máu, máu ứ đọng lâu ngày sẽ khiến tĩnh mạch giãn nở bất thường. Khi máu huyết không được điều hòa sẽ khiến cho nhiệt độ phần bìu tăng cao, làm đau tức, sưng bìu tinh hoàn, thậm chí gây teo nhỏ, biến dạng tinh hoàn.
Hình ảnh mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh được đánh giá là phương pháp áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh nặng. Mổ phanh hay mổ nội soi đều có thể gây nhiều biến chứng khác nếu không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, chăm sóc sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần đặc biệt chú ý:
- Tái khám ngay khi gặp các biến chứng sau mổ như: đau dữ dội ở tinh hoàn, vết mổ có dấu hiệu chuyển sang màu thâm đen hoặc bầm tím, chảy máu nhiều, có mùi hôi, sưng, phù nề. Sau mổ cần đặc biệt chú ý triệu chứng sốt bởi đây là dấu hiệu của nhiễm trùng cần can thiệp sớm.
- Không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Bạn chỉ nên dùng đúng toa và liều lượng đã kê theo đơn.
- Bạn có thể tắm sau khoảng 1 ngày nhưng cần chú ý không nên ngâm mình trong bồn tắm ít nhất 1 tuần sau mổ.
- Không vận động quá sức như mang vác vật nặng, quan hệ tình dục ngay sau mổ.
- Giữ gìn vết thương sạch sẽ, nếu có rỉ nước, mưng mủ cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn.
Sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh nên ăn gì?
Vấn đề dinh dưỡng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng rất được chú trọng. Bạn nên lưu ý một vài điều dưới đây để cơ thể nhanh chóng phục hồi:
- Nên ăn các món dạng lỏng như cháo, súp:
Đồ ăn lỏng sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt nhất. Cháp, súp cũng giúp giảm nguy cơ táo bón, khiến bạn tránh được những cơn đau ở vùng bìu.
- Thực phẩm tăng cường chất xơ:
Chất xơ có nhiều trong rau xanh, hoa quả, bánh mì, ngũ cốc... Bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm này để giảm táo bón, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Bạn nên kết hợp uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể khỏe khoắn.
- Tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm và chất béo:
Protein là dưỡng chất cần thiết giúp phục hồi các tế bào bị thương tổn, rất cần thiết sau khi mổ. Bạn nên tăng cường chất đạm và chất béo từ thịt, cá, trứng, sữa… Trong đó, bạn nên tăng cường bổ sung chất béo từ dầu thực vật tốt hơn so với các loại mỡ động vật để cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:
Vitamin và khoáng chất có trong rau xanh, hoa quả giúp bổ sung khoáng chất cần thiết để giúp các vết thương mổ mau chóng lành lặn. Các loại rau, củ còn giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Một số thực phẩm nên tránh:
Bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm cay, nóng, đồ chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương lan rộng. Ngoài ra, các loại đồ uống rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga… cũng không nên sử dụng ngay sau mổ.
Gợi ý món ăn tốt nên dùng sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Một số hoạt động nên kiêng cữ sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Thực tế bạn có thể làm việc sau 48 giờ, nhưng cũng cần chú ý:
- Không vận động mạnh: Bạn không nên tập thể dục, không mang vác các vật nặng, chỉ nên vận động nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến vết thương.
- Không nên quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng sau khi mổ.
- Không tắm quá lâu, không tắm nước quá nóng.
- Không mặc đồ lót chật, nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để vết thương mau chóng được phục hồi.
- Không nên đứng hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài để tránh ứ huyết khiến suy giãn tĩnh mạch dễ tái phát.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể tái phát sau mổ. Chi phí mổ cũng khá lớn nên bạn hãy cân nhắc trước khi tiến hành phẫu thuật. Bạn hãy chú ý duy trì chế độ ăn uống, hoạt động lành mạnh sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh để cơ thể sớm phục hồi và giảm nguy cơ tái phát.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức