Những điều bạn cần biết về suy van tĩnh mạch sâu
03:51 Ngày 19/06/2020
Suy van tĩnh mạch sâu là căn bệnh phổ biến xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, nhất là người cao tuổi. Bệnh cần được điều trị sớm và triệt để vì một số biến chứng của bệnh có thể gây hoại tử chi, thậm chí đột tử bất ngờ.
1. Suy van tĩnh mạch sâu là gì?
Suy van tĩnh mạch sâu chủ yếu gây bệnh ở chân, còn được gọi là chi dưới. Hệ thống tĩnh mạch gồm 3 loại: tĩnh mạng nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xiên. Trong đó tĩnh mạch sâu thường nằm ở trong vùng cơ, mắt thường không nhận biết được và có hệ thống van tĩnh mạch giúp đẩy máu từ chân quay trở về tim dễ dàng.
Suy van tĩnh mạch sâu là khi van tĩnh mạch không thực hiện được chức năng đưa máu quay trở về tim, khiến máu ứ đọng lại trong thành tĩnh mạch và gây nên suy giãn tĩnh mạch sâu.
Thông thường, các van tĩnh mạch này sẽ đóng mở theo chiều nhất định để máu không chảy ngược về chân mà sẽ dẫn truyền thẳng lên tim. Tuy nhiên, nếu van tĩnh mạch bị tổn thương sẽ khiến máu trào ngược trở lại, ứ trệ hệ tuần hoàn và tĩnh mạch bị chèn ép dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu mãn tĩnh.
Giãn tĩnh mạch sâu ở giai đoạn nhẹ
Bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu có thể diễn ra ở mọi cơ quan, nhưng chủ yếu ở chân do tĩnh mạch chân có cấu trúc phức tạp, dài và chịu nhiều áp lực hơn các vùng tĩnh mạch khác.
2. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch sâu là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những nguyên nhân chủ yếu gây suy giãn tĩnh mạch sâu là:
- Do yếu tố di truyền.
- Do khiếm khuyến van tĩnh mạch.
- Do người bệnh thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu.
- Do phụ nữ mang thai, tĩnh mạch chân phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể và thai nhi.
- Do có huyết khối trong lòng tĩnh mạch khiến máu không thể lưu thông về tim và gây tổn thương van tĩnh mạch.
- Người thừa cân, béo phì, người sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, lười vận động, hút thuốc lá… đều là những nguy cơ cao dẫn đến bệnh.
Như vậy, suy giãn tĩnh mạch sâu có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, nhưng tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là những người có yếu tố công việc phải đứng hoặc ngồi một chỗ, phụ nữ và người lớn tuổi.
3. Dấu hiệu nhận biết suy van tĩnh mạch sâu là gì?
Suy giãn tĩnh mạch sâu gồm có các giai đoạn bệnh lý và có những triệu chứng nhận biết điển hình như sau:
- Giai đoạn sớm: Người bệnh chủ yếu không phát hiện bệnh ở giai đoạn này vì các triệu chứng rất mờ nhạt. Bạn có thể cảm thấy đau nhức bắp chân, nặng chân, chân tê bì như có kiến bò, chuột rút ở bắp chân. Một số triệu chứng như phù chân, nặng chân thường xảy ra vào buổi tối và giảm nhanh khi thức dậy hoặc nghỉ ngơi.
- Giai đoạn sau: Khi bệnh trở thành mãn tính sẽ khiến tĩnh mạch nổi lên dưới da, chân nóng, sưng đỏ, đau nhiều, ngứa. Bệnh không được điều trị còn gây chảy máu chân, nhiễm trùng, hoại tử chân. Nếu trong lòng tĩnh mạch có cục máu đông sẽ rất nguy hiểm bởi chúng có thể di chuyển lên phổi dẫn đến thuyên tắc động mạch phổi làm tử vong bất ngờ. Người bệnh thường khó vận động chân do chân bị phù nề, bong vảy, chảy nước, biến dạng, thậm chí loét chân rất đau đớn.
Giãn tĩnh mạch sâu gây biến đổi màu sắc da
Suy giãn tĩnh mạch sâu ở giai đoạn sớm thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng khiến bạn mất khả năng vận động sinh hoạt vì đau đớn và khó chịu. Bệnh ở giai đoạn sau thường phải điều trị trong thời gian dài nên bạn đừng chủ quan những dấu hiệu đau chân, nặng chân. Hãy đi khám sớm để việc điều trị được nhanh chóng và không bị biến chứng nặng nề.
Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì, phòng và điều trị theo Đông y
4. Điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu như thế nào?
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị theo Tây y và Y học cổ truyền. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm như sau:
- Điều trị bằng Tây y hiện đại:
+ Điều trị nội khoa: Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, sử dụng kết hợp mang vớ áp lực vào chân và dùng thuốc chống đông. Liệu pháp này giúp giảm suy tĩnh mạch, ngăn ngừa biến chứng cục máu đông di chuyển lên phổi. Tuy nhiên, thuốc chông đông cần được kiểm soát bằng việc xét nghiệm máu thường xuyên vì chúng gây nên tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường.
+ Điều trị chích xơ: Biện pháp này chỉ dùng trong trường hợp giãn tĩnh mạch nhỏ, không có hiệu quả với bệnh mãn tĩnh lâu ngày.
+ Phẫu thuật: Có các hình thức phẫu thuật điển hình như: cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn, sửa van tĩnh mạch, tạo hình tĩnh mạch qua da... Phẫu thuật thường phải kèm theo thuốc chống đông kết hợp và cũng gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân.
- Điều trị bằng Y học cổ truyền:
Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc được ứng dụng qua hàng nghìn năm giúp đem lại hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch cao và không gây tác dụng phụ cho người dùng. Quan điểm của Đông y là nguồn gốc bệnh ở đâu thì phải chữa ở đó mới mang lại hiệu quả loại bỏ bệnh từ gốc rễ. Suy giãn tĩnh mạch là do máu huyết nên Đông y sử dụng nhiều thảo dược tự nhiên hỗ trợ bồi bổ máu, tăng cường hệ tuần hoàn và tăng sức bền thành mạch để giúp tĩnh mạch phục hồi nhanh chóng.
Tĩnh mạch linh – Loại bỏ suy giãn tĩnh mạch sâu từ thảo dược tự nhiên
Tĩnh mạch linh mang đôi chân khỏe mạnh tới người mắc suy giãn tĩnh mạch
Tĩnh mạch linh ra đời giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sâu và đem lại sự tiện dụng cho người dùng nhờ chiết xuất thảo dược thành các viên nang mềm. Tĩnh mạch linh áp dụng quan điểm điều trị tận gốc của Y học cổ truyền. Thành phần của Tĩnh mạch linh hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên, được tinh chiết theo tỉ lệ nghiên cứu khoa học cụ thể, mang lại công dụng:
- Bồi bổ máu huyết cho cơ thể.
- Cải thiên chức năng tuần hoàn máu.
- Tăng cường sức bền cho thành mạch.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ và cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Tĩnh mạch linh được bào chế từ thảo dược: Đan sâm, Xích thược, Đương quy, Hoàng kỳ, Hoa hòe, Thiên niên kiện… Đây đều là những dược liệu quý trong Y học cổ truyền mang lại hiệu quả cải thiện suy giãn tĩnh mạch rõ rệt. Tĩnh mạch linh an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ với người dùng.
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Những điều bạn cần biết về suy van tĩnh mạch sâu
Điểm trung bình: 0 / 5
(0 lượt đánh giá)
Bài viết khác:
-
Bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên chi dưới: Biến chứng thiếu máu chi dưới gây cắt cụt chi
-
Vì sao bệnh động mạch chi dưới gây thiếu máu chi dưới?
-
Mối quan hệ giữa thiếu máu chi dưới và đau cách hồi
-
Thiếu máu mạn tính chi dưới: Tỷ lệ cắt cụt chi gia tăng
-
Suy tĩnh mạch sâu: Bí quyết chăm sóc cho đôi chân nhanh khỏe
Xem thêm
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức