Ngăn ngừa biến chứng của tắc động mạch chi dưới gây đoạn chi
1. Tắc động mạch chi dưới là gì?
Bệnh động mạch chi dưới là căn bệnh thuộc bệnh lý động mạch ngoại biên. Bệnh hình thành do rối loạn tuần hoàn khiến các đoạn động mạch bị chít hẹp, bít tắc. Khi máu không lưu thông để nuôi dưỡng phần chi dưới sẽ dẫn đến tình trạng đau chân cách hồi, sau có thể biến dạng, lở loét chân rất nguy hiểm.
Tắc động mạch chi dưới chủ yếu hình thành do các mảng xơ vữa và huyết khối bám trên thành mạch máu. Lòng động mạch chậu, đùi, khoeo, cẳng và bàn chân bị chít hẹp khiến bạn thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó chịu. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là: người nghiện thuốc lá, bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, người ít vận động, béo phì thừa cân.
Thống kê cho thấy chủ yếu bệnh nhân mắc động mạch ngoại chi phát hiện các dấu hiệu rất muộn, làm hạn chế khả năng bảo tồn chi. Cắt cụt chi dưới là biến chứng không thể coi thường.
Tắc động mạch chi dưới
2. Nguyên nhân gây nên tắc động mạch chi dưới là gì?
Nguyên nhân gây tắc động mạch chi dưới chủ yếu là do xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa còn ảnh hưởng đến tim và các vùng động mạch lớn trên cơ thể. Ban đầu xuất hiện cục huyết khối, sau chúng có thể di chuyển đến các vùng động mạch khác dẫn đến bít tắc.
Nghiên cứu chỉ ra rằng 90% bệnh nhân bị tắc động mạch chi dưới có tiền sử bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, hở van tim, rối loạn nhịp tim…
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ gây bệnh thường gặp như:
- Do người bệnh có tiền sử phẫu thuật chi dưới.
- Bệnh nhân béo phì, thừa cân làm tăng cholesterol ở lòng mạch, cản trở lưu thông máu.
- Người cao tuổi (sau 50 tuổi trở đi).
- Người nghiện thuốc lá.
- Người có bệnh lý tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol máu cao.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tắc nghẽn động mạch chi dưới
Dưới đây là những triệu chứng lâm sàng của bệnh tắc động mạch chi dưới bạn cần chú ý:
- Đau dữ dội ở vùng chi bị tắc khiến sinh hoạt, vận động khó khăn.
- Cảm giác tê bì như có kiến bò ở chân.
- Vùng chân bị tắc động mạch sờ vào thấy lạnh hơn vùng chân khỏe mạnh.
- Biến dạng màu sắc chân, chân tái nhợt, sau đỏ tím gây hoại tử.
- Suy giảm chức năng chân, sau có thể dẫn đến liệt cơ hoàn toàn.
Tốt nhất khi nhận thấy các cơn đau ở chân bạn nên lập tức đi khám để được điều trị sớm và triệt để. Biến chứng tắc động mạch gây hoại tử, cắt cụt chi rất phổ biến nên không thể coi thường bệnh lý này.
Biến chứng tắc động mạch chi dưới
4. Chẩn đoán tắc động mạch chi dưới như thế nào?
Tắc động mạch chi dưới cần được chẩn đoán chính xác bằng các phương pháp như:
- Chụp X quang động mạch: Giúp xác định vị trí động mạch bị tắc, đánh giá các tổn thương thành mạch.
- Siêu âm Doppler động mạch: Thông qua hình ảnh thu nhận được giúp xác định vị trí động mạch bị tắc nghẽn, phân tích tốc độ lưu chuyển máu qua vùng bị bệnh, khảo sát mức độ đông máu ở vùng chi bệnh.
5. Điều trị tắc động mạch ngoại chi ngăn ngừa biến chứng
5.1 Điều trị bằng Tây y
Hiện nay trong Y học hiện đại chủ yếu thực hiện phẫu thuật để trị tắc động mạch ngoại chi. Cụ thể như sau:
- Phẫu thuật đặt ông thông ống thông Fogarty:
Phương pháp này được áp dụng từ năm 1963 cho những trường hợp tắc động mạch cấp tính chưa có hoại tử chi. Tác dụng chính là lấy cục huyết khối ra khỏi lòng động mạch để máu lưu thông.
- Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch:
Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân tắc động mạch chi dưới có xơ vữa động mạch để loại bỏ các khối xơ vữa.
- Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch:
Chủ yếu dùng trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương động mạch dài khoảng 10cm trở lên, có nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Phẫu thuật cắt bỏ đoạn động mạch bị tổn thương:
Chỉ dùng cho bệnh nhân có huyết khối động mạch cấp tính do chấn thương chân. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn động mạch thương tổn để khâu nối động mạch hoặc ghép động mạch khỏe mạnh vào.
- Phẫu thuật cắt cụt chi:
Bắt buộc áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu hoại tử chi. Mức độ cắt tùy thuộc vào tình trạng hoại tử.
Khi sử dụng các phương pháp phẫu thuật trên các bác sĩ có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc tiêu sợi huyết, chống đông máu. Bạn cũng cần lưu ý là sau khi phẫu thuật có thể bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như: phù nề, phù phổi, tăng K+ tế bào, suy thận cấp… nên bắt buộc phải được sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ chuyên khoa.
5.2 Điều trị bằng thảo dược tự nhiên của Y học cổ truyền
Y học cổ truyền có hàng nghìn bài thuốc chuyên trị các bệnh lý về mạch máu, tĩnh mạch và động mạch. Đông y quan niệm máu huyết của con người làm gốc rễ, khi máu huyết không thông sẽ gây nên hậu quả ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Vì vậy, chú trọng bồi bổ máu huyết, tăng cường hỗ trợ lưu thông máu, giảm cục máu đông và tăng sức bền thành mạch sẽ khiến bạn không phải lo lắng các bệnh lý về mạch máu.
Trong Đông y có rất nhiều thảo dược quý hỗ trợ bổ máu và tăng cường chức năng tuần hoàn máu như: Đan sâm, Xích thược, Hoa hòe, Đương quy, Hoàng cầm… khi kết hợp với các thảo dược trị tê bì chân tay, đau xương khớp sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do tắc động mạch. Các thảo dược này cũng góp phần tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, máu huyết được điều hòa đi các cơ quan thì bệnh sẽ được đẩy lùi.
Ngoài việc ứng dụng thảo dược tự nhiên, bạn nên kết hợp vận động nhẹ nhàng, tùy vào thể trạng, ăn uống tăng cường chất xơ, vitamin, hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, tránh xa các chất kích thích để cơ thể mau chóng hồi phục.
-
Giãn tĩnh mạch nông và sâu khác nhau như thế nào? Có nguy hiểm không?
-
Mua Tĩnh Mạch Linh ở đâu tốt nhất?
-
Bị suy giãn tĩnh mạch chân uống Tĩnh Mạch Linh bao lâu thì khỏi?
-
Tĩnh Mạch Linh dùng cho đối tượng nào? Chuyên gia nói gì về sản phẩm?
-
Cách sử dụng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh hiệu quả và tiết kiệm nhất
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức