Bàn chân lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Xem thêm:
Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì, phòng và điều trị theo Đông y
Những điều bạn cần biết về suy van tĩnh mạch sâu
Người bị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới có nên tập thể dục không?
Nguyên nhân bàn chân lạnh theo Tây y hiện đại
Bạn thấy chân của mình luôn lạnh ngắt mà không hiểu rõ mình đang bị làm sao? Dưới đây là những lí do khiến đôi chân của bạn lạnh:
- Do môi trường lạnh: Vào mùa đông trời lạnh giá thì đương nhiên chân của bạn cũng sẽ lạnh. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Bạn nên đi tất chân thường xuyên để chân ấm áp trở lại.
- Do bệnh tắc động mạch ngoại biên (PVD): Khi các động mạch ở chi bị tắc nghẽn, máu di chuyển xuống chi dưới kém sẽ khiến đôi chân của bạn lạnh ngắt. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh còn có thể gây lở loét, hoại tử vùng chân.
- Viêm dây thần kinh ngoại biên: Khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, các tín hiệu dẫn truyền lên não cũng bị gián đoạn. Người bệnh sẽ có các tiệu chứng đau đớn ở chân, lạnh chân, mất cảm giác và khó vận động chân.
- Hội chứng Raynaud: Căn bệnh này khiến máu lưu thông đến các cơ quan rất kém. Đặc biệt là các ngón tay và ngón chân. Bạn sẽ cảm thấy chân tay luôn lạnh, da chân da tay chuyển màu xanh, đau nhức, tê mỏi.
- Xơ cứng bì: Xơ cứng bì là bệnh xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều collagen, ảnh hưởng đến các mô liên kết của cơ thể, chủ yếu là ở bàn tay và bàn chân. Lạnh bàn chân là triệu chứng phổ biến của bệnh này.
- Bệnh suy giáp: Những người có tuyến giáp hoạt động kém sẽ khiến tốc độ sinh hóa của cơ thể giảm sút, lượng máu lưu thông đến tay chân kém đi dẫn đến lạnh chân, tay, run rẩy chân tay…
- Bệnh Buerger: Đây là căn bệnh tổn thương các mao mạch ở chân làm tuần hoàn máu giảm cũng gây nên tình trạng chân lạnh.
- Thiếu máu: Người bị thiếu máu ngoài việc thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, xanh xao còn luôn cảm thấy lạnh chân, tay, viêm đường tiêu hóa, huyết áp thấp, dị ứng…
Bàn chân lạnh cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe
Bàn chân lạnh tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh lý khác. Tốt nhất bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn.
2. Bệnh bàn chân lạnh theo quan điểm Y học cổ truyền
Đông y gọi người bị lạnh chân là “chi quyết”. Người xưa cho rằng tay và chân lạnh thường đi liền với “tâm” và “huyết” nên bạn cần xem xét các bệnh lý về mạch vành, tim…Nhưng cũng có rất nhiều người không hề mắc bệnh mà vẫn lạnh chân tay, nhất là ở phụ nữ.
Nguyên nhân gây lạnh chân theo Đông y là do khí huyết bất túc âm dương thất vệ dẫn đến nội hàn bộc phát, khi gặp thời tiết lạnh sẽ kéo ra chân tay. Để điều trị triệt để chứng lạnh chân tay cần xác định rõ các nguyên nhân gây khí huyết bất túc bao gồm: huyết hư có hàn, nghiêng huyết hư, dương hư hàn trệ…
Ngâm chân bằng thảo dược giúp chữa trị bàn chân lạnh
3. Bài thuốc trị bàn chân lạnh theo Đông y
- Bài thuốc trị huyết hư có hàn khiến đầu ngón chân tê lạnh:
Quế chi 15g Đào nhân 10g
Hi thiêm 20g Đan sâm 20g
Cam thảo 6g Hồng hoa 10g
Phượng tiên thảo 20g Qui đầu 12 g
Lão hoan thảo 20g
Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
- Bài thuốc trị Nghiêng huyết hư:
Sinh địa 25g Thục địa 10g
Cam thảo 10g Tế tân 3g
Lộ lộ thông 10g Qui đầu 10g
Bạch thược 15g Quế chi 20g
Kê huyết đằng 30g
Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
- Bài thuốc trị hàn thịnh huyết ngưng khiến đầu ngón tay chân lạnh quắt, đau buốt:
Đan sâm 9g Sinh Hoàng kỳ 15g
Quế chi 9g Xích thược 9g
Thông thảo 3g Phụ tử 3g
Lộ lộ thông 6g Gía trùng 5con
Kê huyết đằng 12g Hồng hoa 3g
Tế tân 3g Cam thảo 9g
Phấn khương hoàng 6g Bạch truật 9 g
Trạch lan diệp 9g Đào nhân 9g
Sắc thuốc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.
- Bài thuốc trị Hàn ngưng chi dưới gây đau nhức chân, tê, lạnh chân:
Quế chi 10g Xích thược 15g
Thục địa 15g Một dược 6g
Kê huyết đằng 30g Xuyên ô 10g
Qui đầu 15g Xuyên khung 15g
Nhũ hương 6g Ngưu tất 10g
Hoàng kỳ 15g Can khương 10g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
- Bài thuốc trị Dương hư hàn trệ gây lạnh cứng ngón chân:
Hoàng kỳ 25g Bạch truật 15g
Bạch giới tử 10g Huyền sâm 15g
Nữ trinh tử 15g Huyền hồ 10g
Đẳng sâm 25g Quế chi 15g
Đương qui 20g Thỏ ty tử 15g
Bạch thược 10g Thăng ma 10g
Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc trên, để trị bàn chân lạnh bạn nên kết hợp duy trì những thói quen tốt cho đôi chân như:
- Ngâm chân đều đặn hàng ngày bằng nước ấm để tăng tuần hoàn máu cho chân.
- Tập thể dục thường xuyên, vận động chân đều đặn để thúc đẩy máu luân chuyển tốt hơn.
- Đi tất cho chân vào những ngày lạnh.
- Bổ sung nhóm thực phẩm ấm nóng như: thịt chó, dê, bò, hạn chế các đồ lạnh. Ngoài ra, nhóm vitamin B1, B12, vitamin E, A cũng vô cùng cần thiết để bồi bổ máu và cải thiện tình trạng bệnh.
- Thường xuyên massage cho tay chân.
Như vậy bàn chân lạnh cảnh báo rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của bạn. Hi vọng thông qua bài viết bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để đôi chân luôn ấm áp và khỏe mạnh!.
Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm loại bỏ suy giãn tĩnh mạch, tê bì chân tay cho bạn tham khảo:
Chị Hường (36 tuổi) ở Hà Nội và hành trình đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch chân:
Tĩnh Mạch Linh đã giúp cô Thu Hiền vượt qua căn bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch cấp độ 3:
Cô Lê Thị Hải dứt điểm chứng bệnh khó thở, đau đầu, tê chân tay nhờ Tĩnh Mạch Linh:
-
Giãn tĩnh mạch nông và sâu khác nhau như thế nào? Có nguy hiểm không?
-
Mua Tĩnh Mạch Linh ở đâu tốt nhất?
-
Bị suy giãn tĩnh mạch chân uống Tĩnh Mạch Linh bao lâu thì khỏi?
-
Tĩnh Mạch Linh dùng cho đối tượng nào? Chuyên gia nói gì về sản phẩm?
-
Cách sử dụng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh hiệu quả và tiết kiệm nhất
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức