Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì, nguy hiểm như thế nào tới sức khoẻ và đôi chân của người bệnh
Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì?
Hệ thống tĩnh mạch trong cơ thể chúng ta ở chi dưới (chân) được chia thành 3 loại tĩnh mạch: tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và hệ thống các tĩnh mạch xiên. Tĩnh mạch sâu chính là hệ thống tĩnh mạch nằm sâu trong cơ, mắt thường không thể nhìn thấy được và giúp đưa máu từ chân trở về tim.
Ở điều kiện bình thường, quá trình đưa máu trở về tim sẽ không có hiện tượng chảy theo chiều ngược lại nhờ cấu tạo hệ thống van tĩnh mạch. Vì một số nguyên nhân nào đó gây ra sự hoạt động bất thường của hệ thống van tĩnh mạch khiến dòng chảy đi ngược lại, gây ứ trệ quá tình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Quá trình này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
Suy giãn tĩnh mạch sâu nguy hiểm như thế nào tới sức khoẻ của người bệnh
Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh thường chưa có được những cảm nhận rõ ràng hay những ảnh hưởng nhất định khiến người bệnh đặc biệt quan tâm. Đó là lý do khiến nhiều người bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, chủ quan nghĩ do cơ thể yếu hay mệt mỏi khiến bệnh có cơ hội tiến triển nặng hơn. Các dấu hiệu sớm nhất để nhận biết suy giãn tĩnh mạch sâu:
- Cảm giác khó chịu ở bắp chân, mỏi, nặng chân đặc biệt là khi đứng lâu, ngồi lâu ở 1 tư thế.
- Vào ban đêm thường thấy hiện tượng chuột rút ở bắp chân.
- Khu vực mắt cá chân có hiện tượng sưng, phù; có thể thấy rõ hơn hiện tượng này vào ban đêm.
- Nhiều bệnh nhân khi mắc suy giãn tĩnh mạch sâu có thể kèm theo hiện tượng suy giãn tĩnh mạch nông, các tĩnh mạch nổi to, rõ, có màu xanh hoặc tím ngay dưới bề mặt da.
Ở giai đoạn phát triển của bệnh, người bệnh thực sự không còn có thể chịu đựng. Lúc này, người bệnh ngoài những dấu hiệu bất thường, những đau nhức hằng ngày là cả những vấn đề lớn về sức khoẻ:
- Loạn dưỡng da chân: Chính quá trình máu tích tụ, cản trở lưu thông khiến cho mô, tế bào tại các vị trí này ngày càng trở nên nghèo chất dinh dưỡng, da có thể phù nề, sừng hoá với lớp da dày lên và cứng hơn; thậm chí da có thể có hiện tượng chết đi, chảy dịch và màu sắc da thay đổi.
- Loét chân (hoại tử): Lâu ngày các mô không được máu giàu dinh dưỡng nuôi dưỡng thì quá trình loét, hoại tử trở nên tất yếu. Ban đầu các vết loét có thể nhỏ, nông sau đó ăn sâu và rộng dần ra khiến người bệnh khó kiểm soát tình trạng bệnh của mình.
- Hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là hiện tượng các cục máu đông tích tụ lâu ngày trong lòng tĩnh mạch tạo nên huyết khối tĩnh mạch. Tình trạng này có thể gây sưng đỏ, đau nhức, ngứa, nhiễm trùng thứ phát tại những vị trí mà huyết khối nhiều và lưu thông máu kém. Ngoài hạn chế lưu thông máu, nếu các cục máu đông này theo máu di chuyển tới phổi có thể gây thuyên tắc phổi, đe doạ trực tiếp tính mạng của người bệnh.
Với những mối đe doạ lớn mà suy giãn tĩnh mạch sâu mang tới cho người bệnh, bệnh nhân cần có những sự chuẩn bị tốt nhất, một tinh thần và sức khoẻ tốt để phòng và chống suy giãn tĩnh mạch sâu.
Bác sĩ khuyên bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sâu nên thay đổi thói quen sinh hoạt
Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sâu không nên bỏ qua bất cứ lời khuyên nào của bác sĩ để đảm bảo không vô tình làm bệnh nặng hơn.
- Với những người có đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi lâu ở một tư thế, bác sĩ khuyên chúng ta nên hạn chế, tập thói quen thay đổi tư thế ít nhất 10 phút 1 lần để quá trình lưu thông máu của cơ thể được diễn ra thuận lợi.
- Uống đầy đủ nước, ăn nhiều đồ ăn có chất xơ đồng thời duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp là phương pháp đơn giản mà hữu hiệu để tránh xa suy giãn tĩnh mạch sâu.
- Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày giúp ích cho hoạt động của các bó cơ, hệ mạch đồng thời cải thiện đáng kể tình trạng sức khoẻ, thể lực. Với những người đã bị suy giãn tĩnh mạch hoặc có bất cứ vấn đề bệnh lý nào cần có chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng, tránh quá sức.
- Nói không với các thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích để nâng cao sức khoẻ toàn trạng của người bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch nói chung và suy giãn tĩnh mạch sâu nói riêng không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, đe doạ trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng bệnh nhân cần được phát hiện sớm, có hướng điều trị phù hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
-
8 bài tập siêu hiệu quả cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
-
3 việc cần làm ngay khi có triệu chứng dưới da giãn, ngoằn ngoèo, đường kính các tĩnh mạch giãn to
-
Đối tượng nào dễ bị suy giãn tĩnh mạch nông nhất
-
Ngâm chân với nước lạnh hay nước nóng sẽ tốt hơn?
-
4 sai lầm thường gặp trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức