4 sai lầm thường gặp trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

10:54 Ngày 17/12/2019
Theo các thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa nhiều người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng không được tư vấn đầy đủ hoặc do tìm hiểu về bệnh chưa cặn kẽ nên áp dụng những phương pháp điều trị không phù hợp. Chẳng hạn như:

1. Thoa dầu nóng, ngâm chân nước nóng

Nhiều người bệnh tĩnh mạch thường thoa dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng làm thế sẽ bớt đau. Thực ra, đây là một quan niệm sai làm cho người bệnh đau nhức chân nhiều hơn và tăng cảm giác khó chịu.

Bệnh suy tĩnh mạch do các van tĩnh mạch bị hở không thể ngăn chặn dòng máu từ trên chảy xuống dẫn đến ứ đọng máu tĩnh mạch. Tình trạng này kéo dài làm cho các mạch máu nhỏ bị giãn ra gây đau.

Theo phản xạ tự nhiên, khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch vốn bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Cùng lúc, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to là tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân.

Nhiệt độ lạnh có lợi cho tình trạng suy tĩnh mạch. Đa số bệnh nhân suy tĩnh mạch phản hồi rằng cảm thấy đỡ đau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, ví dụ như thay đổi thời tiết sang đông, ngâm chân vào nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ, đi chân không tiếp xúc nền đất lạnh… Lý do là khi gặp lạnh, các tĩnh mạch co nhỏ lại làm giảm dòng máu chảy ngược cũng như tình trạng ứ đọng tĩnh mạch, nhờ đó giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.

2. Bỏ thói quen đi bộ

Rất nhiều người bỏ thói quen đi bộ khi biết mình bị suy tĩnh mạch. Họ cho rằng đi bộ khiến máu dồn xuống hai chân nhiều hơn và làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch.

Thực ra, đi bộ là môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Chuyển động của đôi chân không những tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì. Đối với hệ tĩnh mạch, động tác đi bộ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Do đó, những người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập và duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày.

Ở bệnh nhân bị suy tĩnh mạch dẫn đến lở loét, làm cho cổ chân không di động được hay cứng khớp cổ chân, đi bộ không có hiệu quả. Người bệnh cần tập vật lý trị liệu để di chuyển được cổ chân thì đi bộ mới mang lại lợi ích thực sự.

Người có triệu chứng suy tĩnh mạch mà đi bộ làm đau chân, đi một đoạn phải đứng lại, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu xem đau có nguồn gốc từ bệnh lý khác không. Trên thực tế, tình trạng này có thể do nhiều bệnh khác như tắc động mạch, bệnh xương khớp, thần kinh hoặc tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính có nguồn gốc từ huyết khối tĩnh mạch cũ, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu...

3. Dùng thuốc không rõ nguồn gốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch. Một số thuốc có hiệu quả thực sự, đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu, sản xuất bởi các công ty có uy tín với giá thành hợp lý. Mặt khác có nhiều loại được bán rộng rãi tại các nhà thuốc với lời quảng cáo "có cánh" về hiệu quả và chất lượng nhưng khó kiểm chứng, giá thành lại cao. 

4. Lạm dụng quá thuốc tây

Khi bị chuẩn đoán là mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ uống thuốc kê đơn theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, do đặc thù bệnh lý này tây y chưa có giải pháp toàn diện và hiệu quả dứt điểm. Chính vì vậy việc sử dụng quá nhiều thuốc tây sẽ gây nên những biến chứng vào gan, thận, phù nề cơ thể. Nên việc chuyển hướng sang các phương pháp điều trị từ thảo dược sẽ an toàn và phù hợp hơn cho người bệnh. 

Tin liên quan: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Tags: Giãn tĩnh mạch chân
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 5/5
4 sai lầm thường gặp trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Điểm trung bình: 5.0 / 5 (1 lượt đánh giá)
Tin tức