Suy giãn tĩnh mạch cấp độ 1
Hiện nay, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch khá phổ biến, nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng ban đầu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của viêm khớp, đau khớp, đau thần kinh – cơ. Hãy là người thấu hiểu sức khoẻ của chính mình bằng cách hiểu bệnh lý của bệnh và có được cách phòng ngừa cho chính mình.
Nguyên nhân bệnh lý suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là tình trạng tĩnh mạch giãn to, dài ra, chạy quanh co, được thấy rõ ngay dưới da; có sự hiện diện của dòng máu trào ngược trong lòng tĩnh mạch. Ngoài vấn đề về mặt thẩm mỹ, bệnh còn gây ra cảm giác đau nhức, phù chi dưới, viêm loét…
Một số nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
Bệnh hay gặp ở người có thói quen hoặc nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi lâu, ít đi lại như nhân viên văn phòng, bán hàng, giáo viên, nhân viên y tế, cảnh sát, phụ nữ mang thai, béo phì và người lớn tuổi. Bệnh có yếu tố gia đình, tần suất gặp nữ giới nhiều hơn nam giới. Một số thói quen có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như hút thuốc, ít vận động, mặc quần áo quá chật, mang giày cao gót, chế độ ăn uống ít chất xơ, không đủ dưỡng chất và uống quá ít nước.
Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch cấp độ 1
Bệnh lý tĩnh mạch biểu hiện ở nhiều giai đoạn từ giãn nhánh mạch máu nhỏ li ti như sợi chỉ đỏ đến giãn các mạch máu to ngoằn ngoèo dưới da; từ hoàn toàn không có tĩnh mạch giãn cho đến cẳng chân bị lở loét nặng, làm ảnh hưởng đến chức năng đi lại và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể gây nên những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và theo dòng máu di chuyển về tim phải. Sau đó những cục máu này có thể được bơm lên động mạch phổi gây tắc động mạch phổi, trường hợp nặng có thể gây đột tử.
Việc xác định các giai đoạn bệnh được dựa vào nhiều yếu tố. Suy giãn tĩnh mạch thường được biết tới với 7 cấp độ phân chia theo dấu hiệu lâm sàng, từ đó giúp người bệnh lựa chọn được phương pháp điều trị ưu tiên cho mình.
Hình ảnh suy giãn cấp độ 1
Ở cấp độ 1, các tĩnh mạch giãn nhỏ mạng nhện ở dưới mắt cá trong, thường nhỏ hơn 1 mm. Giãn tĩnh mạch mạng nhện ở vùng đùi, đường kính của tĩnh mạch giãn này cũng nhỏ hơn 1mm. Giãn tĩnh mạch lưới nhỏ hơn 3mm ở mặt sau vùng đùi. Ở giai đoạn này, bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu biết cách kết hợp giữa việc sử dụng thuốc, các thực phẩm chức năng chứa các thành phần tự nhiên có công dụng tốt cho tĩnh mạch và một chế độ sinh hoạt phù hợp.
Những lời khuyên giúp bạn phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch đúng cách
- Kiểm soát cân nặng: Giảm trọng lượng của cơ thể là một cách để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Tăng cân đồng nghĩa làm tăng áp lực trên chân và là một trong những nguyên nhân chính của chứng suy giãn tĩnh mạch.
- Giảm thời gian đứng: Hạn chế đứng trong thời gian dài. Càng nhiều áp lực dồn lên đôi chân càng gây sức ép lên các tĩnh mạch và có thể gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch.
- Đi tất/vớ đặc biệt: Vì bạn không thể tránh đứng hoàn toàn, bạn có thể giúp đôi chân của bạn cảm thấy dễ chịu và giảm bớt áp lực bằng cách đi loại tất chun để cải thiện lưu thông máu.
- Tập thể dục: Tập thể dục, đặc biệt là đi xe đạp, bơi lội và đi bộ có thể giúp cải thiện lưu thông ở chân và ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch.
- Cẩn thận với thuốc tránh thai: Nếu bạn là nữ, tránh các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao. Estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch.
Gợi ý tư thế ngồi chuẩn cho người suy giãn tĩnh mạch
- Thay đổi tư thế ngồi: Tránh bắt chéo chân. Bắt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên đùi, xương chậu, lưu thông máu kém, dễ bị tê mỏi, da sần vỏ cam cùng với chứng suy tĩnh mạch.
- Hạn chế giày cao gót: Mang giày gót thấp hoặc dép mềm khi có thể và chọn những loại quần áo thoải mái, hạn chế mang giày cao gót và các loại quần bó sát để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắc nghẽn.
Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho tĩnh mạch
- Bổ sung chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khác: Cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì một hệ tĩnh mạch khỏe mạnh. Hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… vì chúng chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin sẽ giúp giảm tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch.
-
8 bài tập siêu hiệu quả cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
-
3 việc cần làm ngay khi có triệu chứng dưới da giãn, ngoằn ngoèo, đường kính các tĩnh mạch giãn to
-
Đối tượng nào dễ bị suy giãn tĩnh mạch nông nhất
-
Ngâm chân với nước lạnh hay nước nóng sẽ tốt hơn?
-
4 sai lầm thường gặp trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức