Gân tím nổi như mạng nhện ở chân nguy hiểm như thế nào?

11:35 Ngày 16/11/2019
Khi bạn thấy chân mình có nhiều đường mạch máu ngoằn ngoèo, kèm theo các triệu chứng đau khớp, tê bì, hay chuột rút thì là bạn đã mắc bệnh... Hãy cùng tìm hiểu rõ ngay dưới đây nào.

suy-gian-tinh-mach-mang-nhen-1

Nổi gân xanh ngoằn ngoèo, nổi rõ dưới da làm mất thẩm mỹ 

Những biểu hiện này là triệu chứng đầu tiên của quá trình suy giãn tĩnh mạch là sự xuất hiện của các đường gân xanh nổi rõ dưới da và ngày một nhiều. 

Các gân nổi hẳn lên chính là các tĩnh mạch bị giãn phồng và bằng mắt thường chúng ta có thể quan sát được. Tại các vị trí tĩnh mạch bị giãn, phồng hay xoắn nếu sờ vào sẽ thấy ấm, có độ cứng dọc theo tĩnh mạch và có thể kèm theo những thay đổi về màu sắc da (đỏ hơn, tối màu hơn). 

Ở giai đoạn này, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ cơ thể yếu nên gân nổi lên xanh xao chứ không có gì đáng ngại. Chính sự chủ quan này đã mở đường cho những tĩnh mạch khác suy giãn, số lượng các gân xanh ngày một chằng chịt khiến nhiều người luôn phải mặc quần áo dài khi ra đường,  thiếu tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là phụ nữ.

Chân sưng to, đau buốt và thường bị chuột rút về đêm 

Quá trình các tĩnh mạch giãn phồng dưới da nếu không được can thiệp sớm người bệnh sẽ nhanh chóng cảm thấy chân như nặng nề hơn, sưng to, có hiện tượng đau buốt khó chịu và đặc biệt là những cơn chuột rút không thể cứu vãn mỗi khi đêm xuống. 

Nhiều người bệnh chia sẻ họ mất ngủ triền miên vì những cơn chuột rút mỗi đêm, chân tay bứt rứt không tài nào ngủ được, sáng dậy người lờ đờ, uể oải, không thể tập trung cho công việc. 

Nhưng đây cũng vẫn chỉ là những ảnh hưởng bước đầu của chứng suy giãn tĩnh mạch đối với sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh. Hãy điều trị sớm ngay khi phát hiện bệnh để bệnh không có cơ hội nặng thêm. 

Dễ bị lở loét, nhiễm khuẩn 

Nếu bệnh để quá lâu không chữa trị hay chữa trị không đúng hướng cũng sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh ngày một phức tạp, khó kiểm soát thậm chí bắt đầu có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người bệnh. 

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch kéo dài là điều kiện để bệnh chuyển biến sang quá trình viêm tắc tĩnh mạch. Ở các vùng tĩnh mạch bị suy giãn, lưu thông máu kém kéo theo dinh dưỡng từ máu tại các vùng tĩnh mạch này cũng giảm sút rõ rệt. Khi chất dinh dưỡng tới các mô tế bào ít lại đồng nghĩa là không đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống các tế bào tại các khu vực đó. Do đó dễ xuất hiện hiện tượng lở loét, nặng hơn là nhiễm trùng da hay lở loét diện rộng nếu không có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. 

Nhiều trường hợp bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tìm tới các bác sĩ, chuyên gia khi chân đang lở loét, hoại tử nặng thậm chí không ít những bệnh nhân đã phải tháo khớp bởi vết loét đã ăn quá sâu và không còn có thể cứu chữa khiến cả người bệnh, gia đình đều đau lòng. 

Viêm tắc tĩnh mạch sâu gây thuyên tắc phổi 

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, suy giãn tĩnh mạch còn đe doạ tính mạng người bệnh khi máu tụ lại trong lòng tĩnh mạch lâu ngày hình thành các cục máu đông, cục máu đông này có nguy cơ di chuyển đến các mạch máu nhỏ hơn gây xơ vữa. Nếu là mạch máu não có thể gây thiếu máu não, nhũn não. 

Trong trường hợp cục máu đông di chuyển về phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi có thể dẫn tới tử vong chỉ trong vài phút. 

Chỉ nghĩ tới thì những gì mà suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra cho người bệnh và gia đình họ cũng là những tổn thương to lớn cả về sức khoẻ và tinh thần, tâm lý người bệnh. Để bảo vệ một sức khoẻ tốt, một cuộc sống không còn suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên sớm tới gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu của bệnh để có được chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp. 

Xem thêm:

Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch 

3 việc bạn nhất định cần nhớ khi bị suy giãn tĩnh mạch 

Tags: Giãn tĩnh mạch chân
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Gân tím nổi như mạng nhện ở chân nguy hiểm như thế nào?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức