Các triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch như dấu hiệu nổi gân xanh

04:28 Ngày 22/11/2019
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu ngày một phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày thậm chí có nhiều bệnh nhân đã phải tháo khớp chỉ vì không phát hiện sớm bệnh. Vậy đâu là các triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch.

Những triệu chứng khởi phát của suy giãn tĩnh mạch

Các tĩnh mạch giãn nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường là các gân xanh nổi lên trên da. Ở giai đoạn này, gân xanh thường nổi lên ít, người bệnh thường không nghĩ mình đang bị bệnh, chỉ giống như thể trạng yếu, da mỏng nên thấy các đường gân nổi lên dưới da. 

dau-hieu-noi-gan-xanh-suy-gian-tinh-mach-1

Bẵng đi không để ý tới, bệnh nhân có thể cảm thấy chân có hiện tượng đau nhức. Đau nhức ở chân cũng chỉ xuất hiện lúc đau lúc không. Đau rất nhẹ, gần như chưa có bất cứ ảnh hưởng nào tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy mà ở giai đoạn khởi phát này, gần như người bệnh không nhận ra mình đang mắc bệnh để kịp thời có những can thiệp sớm. 

Với những người đã biết tới chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch hay có người thân, người nhà đã từng mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới đều có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu này và không nên bỏ qua. Can thiệp càng sớm thì khả năng ngăn ngừa bệnh càng cao, tránh được những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm sau này của bệnh. 

TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA 

Giai đoạn phát triển của suy giãn tĩnh mạch

Ở giai đoạn này, bệnh nhân hoàn toàn đã có những cảm nhận rõ rệt về tình trạng bệnh của mình. Đồng thời cũng đã có những ảnh hưởng nhất định từ bệnh lý suy giãn tĩnh mạch tới sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. 

Khi người bệnh đứng hay ngồi lâu ở một tư thế ngoài cảm giác mỏi chân thông thường, người suy giãn tĩnh mạch thường cảm thấy chân tê mỏi, chân hơi phù lên hơn so với bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy lưu thông máu đang có vấn đề, quá trình máu trở về tim đang gặp cản trở nên máu không đi đúng chiều mà đi ngược qua các van. 

Ngoài cảm giác chân sưng, tê nhức, người bệnh có thể cảm thấy về đêm và chiều tối chân có hiện tượng chuột rút và hiện tượng “chân không nghỉ”. Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm, thường xuyên hơn so với bình thường. Vì vậy nếu thấy mình thường xuyên bị chuột rút, hãy đặt ra nghi vấn cho sức khoẻ của mình. 

dau-hieu-noi-gan-xanh-suy-gian-tinh-mach-2

Hiện tượng “chân không nghỉ” cũng là hiện tượng phổ biến ở các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Đây là triệu chứng chân buồn bực, khó chịu như có ai châm chích hay có kiến bò trên chân khiến cho người bệnh phải rung lắc liên tục, nếu để yên sẽ thấy khó chịu, bứt rứt. Nhiều người khi gặp hiện tượng này thì cho rằng mình bị thiếu canxi bởi biểu hiện thiếu canxi cũng tương tự, nhưng tổng hợp những thay đổi của cơ thể và những biểu hiện trên da, bệnh nhân nên quan tâm để có những định hướng sớm cho sức khoẻ của mình. 

Ngoài ra, buổi tối khi đi ngủ, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch thường cảm thấy tốt hơn nếu chân được kê cao trên chăn. Việc kê cao chân khi nằm giúp cho cẳng chân, bàn chân ở vị trí cao hơn tim, từ đó hỗ trợ tốt cho quá trình vận chuyển máu về tim mà khi đứng người bệnh gặp khó khăn do các van trong tĩnh mạch hư hỏng. Đó là lý do khiến bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cảm thấy thoải mái hơn khi kê cao chân. 

Tới cuối giai đoạn phát triển của bệnh, người bệnh sẽ nhận ra đã có rất nhiều các đường mạch máu, đường gân xanh nổi lên dưới da, các đường gân cũng đã phình to hơn trước dù sờ tay vào không thấy đau nhức gì. Nhưng bắt buộc bạn cần tới gặp bác sĩ ngay nếu như không muốn những điều tồi tệ sau sẽ xảy đến với mình. 

Giai đoạn tàn phá của suy giãn tĩnh mạch

Tại sao nói là tàn phá, bởi chì với vài đường gân nổi lên, rất nhanh chóng bạn sẽ nhận thấy da có những điểm sưng đỏ, có những điểm màu da bắt đầu thay đổi, màu sẫm hơn, nóng hơn. 

Tại các vị trí sưng đỏ, nóng, da thay đổi màu sắc như thế là đã có rất nhiều các cục máu ứ tụ bên trong. Theo thời gian, nếu vẫn tiếp tục không được điều trị đúng cách, tĩnh mạch có thể giãn lớn hơn gây viêm loét da, hoại tử chân. 

Rất nhiều người bệnh từ chủ quan, không thấy bệnh có gì nguy hiểm mà không kịp thời thăm khám. Tới khi không còn chịu đựng được nữa, tới gặp bác sĩ trong tình trạng chân đã lở loét và không còn phương pháp nào khác, các y bác sĩ bắt buộc phải tháo khớp của người bệnh vì vết loét đã ăn quá sâu và để cứu những khu vực khác không bị vết loét lan sang. 

Nhưng đó chưa phải là tất cả, nhiều người, các cục máu đông ứ lại trong lòng tĩnh mạch theo máu đi về tim, về phổi gây thuyên tắc động mạch phổi khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. 

Vậy là chỉ từ một căn bệnh tưởng chừng vô hại với vài đường gân xanh nổi lên trên chân người bệnh thì suy giãn tĩnh mạch đã có thể khiến nhiều người bệnh phải tháo khớp thậm chí có nguy cơ tử vong cao. Do đó, đừng thờ ơ trước bất cứ vấn đề nào của sức khoẻ dù là nhỏ nhất.

 
Tags: Hỏi đáp chuyên gia
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 5/5
Các triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch như dấu hiệu nổi gân xanh
Điểm trung bình: 5.0 / 5 (1 lượt đánh giá)
Tin tức