Bệnh suy giãn tĩnh mạch tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Xem thêm:
Suy giãn tĩnh mạch chân chẩn đoán và điều trị theo Đông y
Nhận biết 7 cấp độ của suy giãn tĩnh mạch
Nguy cơ tháo khớp do suy giãn tĩnh mạch chân
Trong những năm gần đây, theo số liệu cập nhật, suy giãn tĩnh mạch là một trong những căn bệnh đang có số lượng người mắc bệnh gia tăng không ngừng. Suy giãn tĩnh mạch vẫn thường được biết đến và xuất hiện nhiều hơn ở chi dưới, tuy nhiên nó cũng xuất hiện ở những bộ phận khác trên cơ thể: tay, tinh hoàn, thực quản…
Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng tay (chi trên) bị suy yếu và giãn to ra, thường xuất hiện nhiều ở vùng từ cổ tay trở xuống. Mặc dù ở thời điểm hiện tại chưa ghi nhận được trường hợp nào tử vong do suy giãn tĩnh mạch ở tay gây ra, hay nói cách khác là bệnh không thực sự gây nguy hiểm đến tính mạng. Những ảnh hưởng của bệnh cũng ít nguy hiểm như suy giãn tĩnh mạch chân, tuy nhiên những mạch máu nổi to, ngoằn ngoèo trên tay khiến người bệnh vô cùng tự ti, ngại giao tiếp đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe và sự tự tin cho người bệnh.
Triệu chứng biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch tay là gì?
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch tay không rõ rệt, không điển hình và khó nhận biết như đối hơn giãn tĩnh mạch chân.
- Suy giãn tĩnh mạch tay phần lớn sẽ tạo cảm giác đau âm ỉ hoặc căng tức nơi tĩnh mạch bị giãn.
- Mạch máu xanh nổi to và gân guốc trên mu bàn tay là biểu hiện dễ nhận thấy bằng mắt khi bệnh bắt đầu nặng dần.
Chính vì trong giai đoạn đầu bệnh không gây nhiều cản trở, các gân xanh mờ và khó quan sát mà nhiều người bệnh mang tâm lý chủ quan và không đi khám. Sự chủ quan này tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh dễ dàng phát triển với các triệu chứng ngày một rõ ràng và nặng nề hơn, kèm theo đó là sự mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân nào gây ra suy giãn tĩnh mạch tay?
Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch tay nhưng nguyên nhân trực tiếp là do cấu trúc thành tĩnh mạch yếu khiến máu không được lưu thông một cách tự nhiên và ổn định, kèm các yếu tố nguy cơ cao: béo phì, lao động nặng, ngủ hay tì đè lên tay….
Một số bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch tay có thể có nguyên nhân từ bệnh lý về tiểu đường, những bệnh sau quá trình điều trị ung thư bằng hóa chất, ... dẫn tới tê bì đau nhức, tê tay.
Cùng với đó các tác động bên ngoài sau đây cũng được xem là một trong những lý do khiến đôi tay của bạn mắc giãn tĩnh mạch:
- Tuổi tác: Theo thời gian, độ đàn hồi ở tay sẽ giảm, chất béo trên mu bàn tay mất dần.
- Uống thuốc ngừa thai: nội tiết tố hormone khi mang thai, thời kỳ mãn kinh hay trong chu kỳ kinh nguyệt…Đây là lúc tĩnh mạch rất dễ giãn ra do bị chèn ép cản trở lưu thông máu.
Lời khuyên hữu ích trong điều trị suy giãn tĩnh mạch tay
Để việc điều trị giãn tĩnh mạch tay đạt hiệu quả cao thì bệnh nhân cần lập tức đi khám tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh ngay từ ban đầu, tránh việc để lâu xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh, giúp hoạt huyết, làm vững bền thành mạch, nhằm cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Tĩnh Mạch Linh kế thừa từ bài thuốc cổ phương từ thế kỷ 14, giúp gia tăng sức đề kháng, có tính chất phòng ngừa và giúp giảm chứng suy giãn tĩnh mạch tay hiệu quả.
-
8 bài tập siêu hiệu quả cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
-
3 việc cần làm ngay khi có triệu chứng dưới da giãn, ngoằn ngoèo, đường kính các tĩnh mạch giãn to
-
Đối tượng nào dễ bị suy giãn tĩnh mạch nông nhất
-
Ngâm chân với nước lạnh hay nước nóng sẽ tốt hơn?
-
4 sai lầm thường gặp trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức