Top 11 nguyên nhân hàng đầu gây tê bì chân tay
Bài viết liên quan:
Tổn thương hệ thần kinh do tê bì chân tay trong điều trị ung thư
Phòng và điều trị tê bì chân tay theo Y học cổ truyền
5 giải pháp trị tê bì chân tay cho bệnh nhân tiểu đường
Cảm giác tê bì chân tay như thế nào?
Triệu chứng tê bì chân tay thường gặp như sau:
- Tê tay: Cảm giác tê tay thường xuất phát từ nguyên nhân dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến dị cảm, tê nhức thường gặp ở cổ tay, bàn tay. Một số trường hợp bệnh nặng, tê tay còn gây mất cảm giác, không phân biệt được đau đớn, nóng, lạnh….
- Tê chân: Triệu chứng tê chân thường giống như kim châm, ngứa ngáy, châm chích dọc từ bắp chân xuống cổ chân, ngón chân, lòng bàn chân. Tê chân có thể gặp ở một hoặc cả 2 chân.
- Tê đầu ngón tay: Tê nhức các ngón tay thường lan tỏa từ vùng cổ tay xuống, khiến bạn khó cầm nắm các đồ vật. Cấu tạo dây thần kinh của các ngón tay được chia thành các rễ thần kinh từ tủy sống, khi dây thần kinh này bị thương tổn, viêm hoặc có khối u sẽ dẫn đến tê nhức các đầu ngón tay.
- Cảm giác tê vùng mặt: Tê mặt dẫn đến biểu đạt cảm xúc gặp khó khăn, cơ mặt bị yếu ở 1 hoặc cả 2 bên. Bệnh có thể kéo dài thời gian dài hoặc ngắn do nhiều nguyên nhân gây nên.
- Cảm giác tê mỏi bả vai: Bả vai bị tê nhức thường đi kèm với các triệu chứng khác như cứng cơ, khó vận động. Tình trạng này thường do vận động quá sức, tư thế nằm ngủ sai hoặc những vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.
- Triệu chứng tê gót chân: Gót chân và gan bàn chân được xem là vùng nhạy cảm, chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị tê bì, đau nhức nếu di chuyển nhiều, mang vác các vật nặng.
- Triệu chứng tê nhức toàn thân: Tê bì, nhức mỏi bàn chân, bàn tay, đau dọc vai gáy, đau sống lưng, đau xương sườn, cảm giác châm chích, râm ran như kiến bò… đều là những dấu hiệu bệnh lý không nên coi thường.
Đối tượng mắc tê bì chân tay chủ yếu là người cao tuổi
11 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tê bì chân tay
1. Do thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tê bì chân tay. Hiện tượng tê bì thường diễn ra vào ban đêm hoặc những ngày thời tiết thay đổi. Bệnh thoái hóa cột sống sẽ khiến các sụn bị mài mòn, tạo nên các gai xương, chèn ép đến hệ thần kinh, dẫn đến hiện tượng tê bì lan rộng xuống bả vai và cánh tay.
2. Do thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm hình thành khi nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài, dẫn đến các dây thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng, làm chân tay bị tê bì, khiến người bệnh khó vận động.
3. Bệnh thoái hóa khớp
Người bệnh bị thoái hóa khớp chân, khớp tay… đều khiến cho các sụn khớp không được nuôi dưỡng thường xuyên, gây nên tê bì cánh tay, cẳng chân.
4. Do viêm đa khớp dạng thấp
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp làm cho các khớp tay, chân bị viêm nhiễm cũng dẫn đến triệu chứng tê bì, đau nhức chân tay. Các triệu chứng này sẽ gia tăng mức độ khi bạn nằm hoặc ngồi quá lâu.
Viêm đa khớp dạng thấp gây cản trở lưu thông máu
5. Bệnh xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch hình thành khi các khối bất thường bám vào lòng mạch, dẫn đến xơ cứng, chít hẹp lòng mạch. Hiện tượng này làm máu lưu thông kém, chèn ép đến các rễ dây thần kinh khiến đau nhức chân tay nhiều hơn.
6. Bệnh tiểu đường, bệnh thận
Tiểu đường, bệnh thận cũng là những căn bệnh điển hình dẫn đến hiện tượng tê bì, đau nhức chân tay.
7. Do tuổi tác
Người càng lớn tuổi thì các cơ xương bị thoái hóa dần, khiến khả năng dẫn truyền máu huyết không còn trôi chảy như khi còn trẻ. Người cao tuổi cũng vận động ít, dẫn đến tê nhức, đau chân tay nhiều hơn.
8. Do ngồi, làm việc sai tư thế
Người bệnh hay ngồi xổm, nằm lệch về một bên, gối đầu tay khi ngủ… đều là những việc làm khiến máu huyết lưu thông kém gây nên các triệu chứng đau mỏi, tê nhức tay chân.
9. Do làm việc quá sức
Người làm việc quá mức, làm việc không khoa học, ăn ngủ không điều độ đều dẫn đến tê bì, đau nhức chân tay. Bạn nên thay đổi tư thế thường xuyên khi làm việc, vận động, giải lao giữa giờ để cải thiện lưu thông máu huyết.
10. Do chấn thương
Những vấn đề chấn thương như: tai nạn giao thông, ngã, phẫu thuật… cũng đều khiến người bệnh vận động kém, để lâu sẽ dẫn đến tê nhức, đau chân, tay.
11. Do một số nguyên nhân khác
Các yếu tố như căng thẳng thần kinh, stress, ăn uống không lành mạnh, thiếu chất cũng khiến làm gia tăng tình trạng bệnh. Ngoài ra, thay đổi thời tiết cũng khiến máu huyết lưu thông kém dẫn đến bệnh.
Nhóm thực phẩm người tê bì chân tay nên ăn để cải thiện tuần hoàn máu
Tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Tê bì chân tay mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác như:
- Tổn thương hệ thần kinh ngoại biên.
- Gây mất cảm giác ở chi.
- Hiện tượng đau nhức, tê buốt chân tay thường lan sang các vùng khác dẫn đến cản trở vận động.
- Về lâu dài có thể khiến bắp chân, bắp tay bị chuột rút, co quắp.
- Tê bì chân tay do máu huyết lưu thông kém cần được chữa trị ngay để ngăn chặn các biến chứng đau đầu, chóng mặt, gia tăng các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim….
Tê bì chân tay khi nào nên gặp bác sĩ?
Trường hợp tê bì liên tục, diễn ra nhiều ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc thì nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Đôi khi tê bì chân tay còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ung thư chèn ép đến hệ thống dây thần kinh, đe dọa tính mạng.
Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác như: Chụp X-quang, chụp CT cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng MRI… để chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.
Tùy vào cơ địa và bệnh lý bác sĩ có thể kê các đơn thuốc cho bạn. Ngoài ra, bạn nên kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hoặc massage tay, chân hàng ngày để tăng cường lưu thông máu huyết, bổ sung dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện bệnh lý.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức