1. Vì sao thoái hóa đốt sống cổ gây đau mỏi vai gáy?
Thoái hóa đốt sống cổ còn có tên gọi khác là thoái hóa cột sống cổ. Đây là bệnh lý chung của khớp sụn bị thương tổn, hệ thống dây chằng và đĩa liên kết đốt với màng sụn bị bào mòn.
Cấu tạo của cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống theo Y học hiện đại gọi là C1 đến C7. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra ở bất kì đốt nào, tuy nhiên thống kê cho thấy bệnh đặc biệt diễn ra nhiều nhất ở đốt C5, C6 và C7 vì 3 đốt này chịu áp lực lớn nhất.
Thoái hóa đốt sống cổ khiến hệ thần kinh tủy cổ bị chèn ép cao độ, máu lưu thông kém dẫn đến các triệu chứng khác như: thiếu máu não, đau đầu, chóng mặt. Thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân hàng đầu gây đau mỏi vai gáy vì chèn ép dây thần kinh cổ khiến máu không thể điều hòa, dẫn đến đau mỏi. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tê tay chân, thậm chí gây teo cơ, liệt nửa người vĩnh viễn nếu không được điều trị đúng cách.
Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép thần kinh dẫn đến đau cổ vai gáy
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, nhất là những người làm công việc văn phòng, lái xe, người ít vận động.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến thoái hoá đốt sống cổ?
Khoảng 90% người thoát hóa đốt sống cổ nằm trong độ tuổi từ 60 trở lên. Tuy nhiên người mắc thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này:
- Do lão hóa xương: Bắt đầu từ 30 tuổi trở đi, phần đĩa đệm của mỗi người sẽ dần giảm đi độ thẩm thấu dẫn đến các tế bào sụn dần suy yếu nhưng không có khả năng tái tạo. Do vậy khi làm việc nặng nhọc hoặc ngồi sai tư thế lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh.
- Làm việc sai tư thế trong thời gian dài: Việc hoạt động cổ, cúi đầu thường xuyên trong thời gian dài, ngồi học, ngồi làm việc trước màn hình máy vi tính lâu ngày, mang vác các vật nặng… đều gây áp lực cho vùng xương cổ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
- Do yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình từng mắc dị tật cổ do di truyền đều có khả năng đối diện với bệnh cao hơn bình thường.
- Do chấn thương cột sống: Sau chấn thương, cấu trúc khớp sụn hoặc đĩa đệm cột sống của bạn sẽ bị phá vỡ dẫn đến nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ.
- Do nằm ngủ sai tư thế: Người thường xuyên dùng gối cao gối đầu sẽ khiến xương cổ bị ảnh hưởng, gây đau mỏi vai gáy.
- Do thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thường xuyên thiếu hụt canxi, magie, nhóm vitamin B đều khiến xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng nguy cơ đau mỏi vai gáy và thoái hóa đốt sống cổ.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Những nguyên nhân trên là lí do chính khiến phần xương cột sống và phần sụn bảo vệ bị hao mòn gây nên bệnh. Cụ thể chúng có thể gây mất nước đĩa đệm khiến các chất nhờn bên trong đĩa đệm bị khô dần đi làm cho các đốt sống cọ vào nhau gây bệnh. Ngoài ra, nếu phần đĩa đệm bị nứt, nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài khiến tủy sống và các rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê chân tay, đau mỏi vai gáy nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi dây chẳng bị xơ hóa, cứng dần theo thời gian sẽ khiến phần cổ bị căng lên, khó vận động khớp cổ cũng khiến bệnh nặng nề hơn.
3. Triệu chứng của bệnh thoái hoá đốt sống cổ là gì?
Người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Đau nhức, mỏi, khó vận động vùng cổ.
- Đau mỏi vai gáy trong thời gian dài.
- Tê mỏi gáy, lan rộng xuống vai, bả vai, cánh tay, chân.
- Đau buốt như chim châm, cổ phát ra những tiếng răng rắc rất khó chịu.
Nếu cơn đau cổ kéo dài bạn có thể bị đau đốt sống cổ mãn tính làm tổn thương rễ thần kinh gây nên mất phản xạ vùng cổ, không phân biệt được nóng lạnh, da biến đổi màu, thậm chí teo cơ.
- Đau đầu, đau vai gáy, đau cánh tay, ngón tay.
- Suy giảm trí nhớ, sức khỏe giảm sút, mất ngủ.
- Gặp khó khăn trong đại tiện, tiểu tiện.
Một số biến chứng nguy hiểm của đau cổ vai gáy
Cột sống cổ đóng vai trò quan trọng trong liên kết hệ thống dây thần kinh vận động. Do vậy nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng khác nghiêm trọng hơn như:
- Chứng hẹp ống sống cổ dẫn đến tê liệt, ngứa râm ran ở vùng cánh tay, đau nhức chân tay, cổ, bả vai và gây yếu cơ ở vùng 2 tay và 2 chân.
- Gây bại liệt 1 tay hoặc 2 tay, rối loạn tứ chi, rối loạn thần kinh thực vật, chèn ép rễ thần kinh.
- Gấy rối loạn tiền đình, trầm cảm lo âu, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, dễ ngã.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác, mất khả năng nghe.
Do vậy, người bệnh không thể chủ quan trước các triệu chứng đau mỏi vai gáy, khó vận động cổ mà cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Đau mỏi vai gáy tê tay cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào?
4. Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
Dưới đây là một số phương pháp thường dùng để chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ:
- Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có mắc hội chứng đốt sống cổ, rễ thần kinh cổ, chèn ép tủy hay hội chứng động mạch đốt sống hay không nhờ các dấu hiệu như: đau, co cứng vùng cột sống cổ, đau tê lan rộng xuống gáy, khớp vai, tay, đi không vững, yếu, teo cơ, đau đầu, đau hốc mắt, chóng mặt ù tai…
- Chụp X – quang: Thông qua hình ảnh thu được từ phim X – quang sẽ giúp phát hiện ra những bất thường ở cột sống như: gai cột sống, biến dạng xương dưới vùng sụn dưới, chiều cao đĩa đệm giảm, hẹp lỗ liên hợp.
- Chụp CT scan: Thông qua hình ảnh thu được bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác mức độ hẹp đốt sống cổ.
- Chụp cổng hưởng MRI: Bên cạnh tác dụng giúp chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ, biện pháp chụp cộng hưởng MRI còn giúp định vị chính xác vị trí dây thần kinh bị chèn ép, các khối u, viêm đĩa đệm.
- Phương pháp Điện cơ (EMG): Giúp xác định chính xác mức độ hoạt động của dây thần kinh, kiểm tra tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh gửi.
5. Phương pháp điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ và đau cổ vai gáy
Hiện nay phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ chú yếu chú trọng làm giảm đau cổ vai gáy và giúp dây thần kinh cổ không bị chèn ép. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị phổ biến dưới đây:
- Điều trị nội khoa bằng Tây y:
Điều trị bằng thuốc Tây y thường được áp dụng với các đối tượng bị bệnh nhẹ. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau cấp tính như: Ibuprofen, Acetaminophen, Hydrocodone, Naproxen natri, thuốc chống viêm không chứa steroid như Diclofenac cũng có tác dụng làm giảm đau viêm tại dây chằng, thuốc giãn cơ để ngăn ngừa cơ cứng cột sống, thuốc chống động kinh để giảm tổn thương dây thần kinh. Các loại thuốc này cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu:
Các chuyên viên vật lí trị liệu sẽ giúp bạn tìm hiểu các bài tập giúp kéo căng cơ cổ và vai, giảm đau cổ vai gáy đáng kể. Phương pháp này đòi hỏi phải có sự hướng dẫn cụ thể của chuyên viên, kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đem lại kết quả tốt.
- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật:
Trường hợp bệnh nặng, đau liên tục và dữ dội ở các khớp vai, cổ, tay, thậm chí tay tê liệt, tiểu tiện khó kiểm soát sẽ được bác sĩ tư vấn phẫu thuật. Có các dạng phẫu thuật như: mổ hở, nội soi, định hình cột sống, thay đĩa đệm nhân tạo… tùy vào mỗi trường hợp mà sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể.
- Điều trị bằng thảo dược tự nhiên của Y học cổ truyền:
Đau cổ vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ hoàn toàn có thể điều trị bằng những dược liệu quen thuộc của Đông y như: Xuyên khung, Xuyên chi, Hoàng kỳ, Đan sâm, Thiên niên kiện… Điều trị cần chú trọng các thảo dược bổ huyết, điều huyết, hỗ trợ hệ tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng để máu huyết được lưu thông, cơ thể chính tà được khỏe mạnh thì bệnh sẽ nhanh khỏi. Đây là phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả cao và không gây tác dụng phụ.
Bạn đã hiểu vì sao thoái hóa đốt sống cổ gây đau mỏi vai gáy chưa? Mong rằng bài viết giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích để phòng chống và điều trị sớm thoái hóa đốt sống cổ, đau mỏi vai gáy.
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÈ RỰC RỠ, QUÀ HẾT CỠ
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “SINH NHẬT KHANG LINH, TƯNG BỪNG QUÀ TẶNG” LÊN ĐẾN 900K
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30-4, 1-5 NĂM 2023
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN CUỐI NĂM, NGẬP TRÀN ƯU ĐÃI”
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức