Tê bì chân tay: Dấu hiệu của bệnh mãn tính nguy hiểm không thể coi thường

04:47 Ngày 14/01/2022
Tê bì chân tay xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có khi tê bì là triệu chứng sinh lý bình thường, nghỉ ngơi sẽ hết, nhưng đa phần tê bì chân tay kéo dài nhiều ngày, là dấu hiệu của bệnh mãn tính cần phải điều trị sớm để tránh gây cản trở đến đời sống, sinh hoạt.

Bài viết liên quan:

Mách bạn bí quyết trị tê bì chân tay cho bệnh nhân tiểu đường theo Đông y 

Tê đầu ngón tay: Phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất

Thế nào là tê bì chân tay sinh lý?

- Dây thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông. Nguyên nhân có thể do bạn đứng, ngồi hoặc ngủ sai tư thế, lao động nặng nhọc, mang vác các vật nặng, ngồi máy tính thường xuyên, lái xe nhiều giờ….

- Do sự tác động của thời tiết lạnh khiến tay chân cóng, máu lưu thông kém, làm tăng xơ cứng, tê bì.

- Tê bì chân tay cũng có thể do một số loại thuốc gây tác dụng phụ. Triệu chứng tê nhức tay sẽ khỏi sau 1 vài ngày dừng thuốc.

Tê bì chân tay

Tê mỏi tay chân do nhiều nguyên nhân gây nên 

Thế nào là tê bì chân tay bệnh lý?

- Tê bì chân tay do các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ gan, mỡ máu, xơ vữa động mạch, thừa cân, béo phì khiến lòng mạch máu hẹp lại, không cung cấp đủ oxi và dưỡng chất đến với các đầu ngón tay, ngón chân. Hệ quả là dẫn đến triệu chứng châm chích, tê mỏi ngón tay, ngón chân.

- Cơ thể thiếu nhiều vi chất như B12, B1, acid folic, kali, calci… thường gặp ở người cao tuổi, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai….

- Do bệnh lý viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh, thoái hóa đốt sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống … cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch máu.

- Do nhiễm trùng như bệnh lao, thương hàn, phong hàn.

- Do bị nhiễm độc thủy ngân, chì, đồng hoặc các hóa chất công nghiệp.

Hiện tượng tê bì chân tay thường kèm theo các triệu chứng nhận biết như sau:

- Cảm giác tê bì, châm chích, dị cảm như kiến bò, chuột rút thường khởi phát ở đầu ngón tay, ngón chân trước, sau có thể lan rộng đến bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân.

- Càng để lâu bệnh càng nặng, mức độ tê mỏi, châm chích càng tăng. Đặc biệt ở tay còn gây tê buốt, đau nhức lan rộng, làm khó cử động và cầm nắm các đồ vật.

- Triệu chứng tê mỏi còn có thể lan đến mông, đùi, thắt lưng…. Tùy thuộc vào bệnh mà nhiều người còn bị đau vai gáy, đau vùng thắt lưng, đau dọc chân, mệt mỏi, ăn uống kém….

Đối tượng nào dễ bị tê bì chân tay

1. Người cao tuổi

Người lớn tuổi thường có tốc độ lưu thông máu huyết thường kém, xương khớp cũng bị “lão hóa” dẫn đến các triệu chứng tê bì, đau mỏi nhiều hơn.

Sức đề kháng của người già suy giảm dẫn đến các yếu tố phong, thấp, hàn dễ xâm nhập làm kinh mạch ứ trệ, lưu thông khí huyết kém, làm gia tăng các triệu chứng đau nhức, tê mỏi.

2. Người mắc bệnh mãn tính

Tê bì chân tay còn là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác như đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, tiểu đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch…. Các bệnh mãn tính này đều có thể gây chèn ép đến dây thần kinh và mạch máu. Về lâu dài nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến mất cảm giác ở chi, thậm chí teo cơ, liệt chi.

Tê bì chân tay

Nhiều bệnh lý mãn tính là nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay 

3. Người ít vận động

Tê nhức chân tay đang ngày càng gia tăng. Những người làm văn phòng, thợ may, tài xế… thường phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ sẽ dẫn đến chèn ép dây thần kinh, khí huyết lưu thông kém, làm gia tăng triệu chứng đau nhức, tê mỏi.

Điều trị tê bì chân tay như thế nào?

Tê bì chân tay sinh lý hầu như chỉ kéo dài 1-2 ngày sẽ hết. Bạn chỉ cần vận động thể dục thể thao, massage hoặc nghỉ ngơi sẽ khỏi.

Trường hợp tê bì chân tay bệnh lý cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng xấu. Dựa vào các nguyên nhân dẫn đến tê bì mà bác sĩ có thể kê đơn điều trị như:

- Người bị đái tháo đường cần kết hợp thuốc và chế độ dinh dưỡng để kiểm soát lượng đường huyết.

- Người mắc rối loạn chuyển hóa Lipid máu cần kiểm soát lipid máu bằng thuốc và chế độ sinh hoạt.

- Thiếu vitamin cần bổ sung vitamin phù hợp.

Ngoài việc điều trị dựa vào các nguyên nhân, người bệnh cũng cần chú ý:

- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Bạn nên tập cường độ vừa phải, những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội… sẽ giúp kích thích lưu thông máu đến các cơ quan, tăng hệ miễn dịch làm cơ thể khỏe khoắn, giảm tê bì, đau nhức.

- Không nên đứng hoặc ngồi lâu: Bạn không nên ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân. Khi đứng hoặc ngồi làm việc nên có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, vận động tay, chân.

- Bổ sung dinh dưỡng phù hợp: Bạn nên tăng cường các nhóm thực phẩm giàu vitamin C, Omega 3, Magie, Canxi, vitamin B… sẽ giúp tăng cường lưu thông máu huyết.

- Bạn nên thay thế các món quay, chiên, xào bằng các món luộc, hầm, hấp… sẽ giúp ngăn chặn xơ vữa thành mạch tốt hơn.

Trên đây là những điều bạn nên biết về tê bì chân tay. Đây là căn bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng, không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

 

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Tê bì chân tay: Dấu hiệu của bệnh mãn tính nguy hiểm không thể coi thường
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức